ClockThứ Tư, 02/12/2015 10:02

Dạy lịch sử Việt Nam qua những kỷ vật thời chiến

TTH.VN - Những vật dụng gắn bó với người lính có thể giúp họ dạy con cháu về tình yêu quê hương, đất nước. Và, từ những kỷ vật ấy, không ít đứa trẻ đã hiểu và tự hào về lịch sử Việt Nam.

Lấy chuyện mình dạy con cháu


Ông Giai dùng kỷ vật thời chiến để kể về lịch sử Việt Nam cho con cháu

Đến thăm đại tá Nguyễn Đức Thuận (nguyên Chủ nhiệm hậu cần BCHQS tỉnh), chúng tôi cảm nhận được tình cảm của người lính năm xưa hết lòng với quê hương đất nước. Đã bước qua tuổi 73, nhưng ông vẫn luôn trăn trở với từng diễn biến trên mặt trận mới, trong đó có giáo dục. Ông Thuận tâm sự, giáo dục con cháu, nhất là để chúng hiểu về sự hy sinh mất mát của thế hệ những người đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, về những mất mát đau thương của chiến tranh, lòng yêu chuộng hòa bình không hề đơn giản. Và để con cháu mình hiểu hơn về lịch sử Việt Nam, ông không dùng những trang sách mà tự dạy con cháu bằng câu chuyện đời lính của chính mình thông qua các kỷ vật thời chiến.
Cứ đến ngày giỗ hoặc những ngày tập trung con cháu đông đủ, ông lại gọi lớp trẻ lên phòng của mình. Bên cạnh những kỷ vật quý đã tặng cho bảo tàng, ông Thuận vẫn còn lưu giữ một số vật dụng gắn bó với mình qua từng trận chiến. Từ chiếc thắt lưng, mũ, ống nhòm, tài liệu nhật ký chiến trường.., ông đưa tận tay cho con cháu xem và giải thích kỹ lưỡng.
Ông Nguyễn Đức Thuận chia sẻ, mỗi kỷ vật là một biểu trưng cho từng thời kỳ gian khổ của chiến tranh. Giới trẻ bây giờ ít đam mê lịch sử, có trường hợp nói từ sách vở chúng không thích nên việc dùng hiện vật thời chiến để kích thích tính tò mò, khám phá và tiếp thu lịch sử dễ dàng hơn.
“Ông nội thường cho em coi những kỷ vật thời chiến của ông. Những câu chuyện chiến tranh của ông nội kể thông qua kỷ vật khiến em thêm yêu Tổ quốc, đam mê và tự hào với lịch sử Việt Nam”, Nguyễn Đức Trung Kiên, học sinh lớp 5/5 Trưởng tiểu học Vĩnh Ninh (cháu ông Thuận) cho biết.
Truyền lửa cho tuổi trẻ
Đưa cho chúng tôi xem những kỷ vật còn giữ bên mình như: đôi dép cao su Bác Hồ, bi đông, ca mèn, thắt lưng…, ông Hoàng Văn Giai, nguyên Đại tá Quân đoàn 2 chia sẻ: “Chiếc ca múc nước là thứ mà con cháu ông hay được tiếp xúc nhất. Bởi ông không dùng nó trưng bày mà muốn những thứ quý giá đối với nhật ký đời lính của ông phát huy công năng ngay tại thời nay. Hay như chiếc võng, thỉnh thoảng đi đâu đó dã ngoại cùng gia đình ông đem mắc vào cây để nằm. Cách làm của vị đại tá năm xưa như một cách truyền lửa cho con cháu về hình ảnh thân thiện của người bộ đội.

Những vật dụng gắn bó với người lính năm xưa
“Con cháu thấy cái võng ông nằm, thấy ca múc nước là lạ, tự động đến hỏi những vật dụng đó từ đâu ra. Đó là cơ hội để tôi giới thiệu cho con cháu mình về lịch sử, về những cuộc chiến đã qua. Có những kỷ vật đã theo tôi vượt qua từng gian khổ như đôi dép được phát lúc tham gia chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng, khi lấy ra xem lại thì con cháu đến thắc mắc. Tôi cầm lên, giới thiệu cho nó nghe đôi dép như người bạn đời của mình, đồng hành với mình qua từng trận đánh, qua những lần trèo núi, vượt rừng. Nghe xong những câu chuyện, tụi nhỏ cảm động và nhớ mãi”, ông Giai bày tỏ.
Ông Hoàng Đức, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh cho rằng, việc dạy lịch sử cho con cháu là một điều không thể thiếu trong đời sống của bất kỳ quốc gia nào. Hiện nay, ngành Giáo dục đang có nhiều chính sách cải cách giáo dục và việc đưa kiến thức lịch sử đến gần hơn với các em là đều cần làm.
“Tôi có 30 năm gắn bó với nghiệp giảng dạy, kể lại những kỷ niệm chiến đấu với các em. Tôi nhận thấy trong giai đoạn hiện đại, ngay trong cách dạy kiến thức liên quan đến lịch sử, các cuộc chiến đấu cần có trực quan nhiều hơn, giúp cho người học, người nghe nhớ lâu. Dạy con cháu những bài học trong lịch sử bằng những kỷ vật thời chiến cũng là một cách tạo sự hứng khởi cho người học”, ông Đức nói.
Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Mâu thuẫn vì từ chối "cụng ly" dẫn tới chém nhau

Ngày 23/4, Tòa án Nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” đối với Nguyễn Minh Vũ (SN 1985, trú phường Phú Nhuận); Châu Văn An (SN 1991) và Phạm Văn Phước (SN 1997) cùng trú phường An Đông, TP. Huế.

Mâu thuẫn vì từ chối cụng ly dẫn tới chém nhau
Return to top