ClockThứ Năm, 29/12/2016 16:24

Đẩy mạnh phát triển CNTT một cách toàn diện

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Thời gian qua, thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao về đẩy mạnh ứng dụng CNTT, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện, bước đầu đạt được kết quả khả quan. Báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2016 của Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam xếp thứ 89/193 nước trên thế giới (tăng 10 bậc so với năm 2014), xếp thứ 6 trong khối các nước Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Brunei. Việt Nam vẫn nằm trong số các nước trung bình về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được vẫn còn một số mặt hạn chế, như: tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử của các bộ, ngành chưa cao; một số cơ chế mới về quản lý đầu tư CNTT chậm được ban hành; cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, cơ quan nhà nước cấp độ 3,4 mới đạt 64% kế hoạch năm 2016; đầu tư phát triển hạ tầng CNTT, đào tạo nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng còn nhiều bất cập, chưa được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm đúng mực, để xảy ra một số vụ việc khá nghiêm trọng.

Trong thời gian tới, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (liên quan trực tiếp đến CNTT) đòi hỏi phải đẩy mạnh phát triển CNTT một cách toàn diện, bao gồm ứng dụng CNTT, hạ tầng CNTT và công nghiệp CNTT, bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết 36a và các văn bản chỉ đạo có liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời kêu gọi cộng đồng CNTT hưởng ứng tinh thần quốc gia khởi nghiệp, phấn đấu đồng hành cùng mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, trong đó có 10% là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Startup – phát triển trên nền tảng sáng tạo khoa học công nghệ và CNTT).

Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2016 của Liên Hợp Quốc, Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, địa phương xác định rõ nhiệm vụ và thời hạn thực hiện nhằm nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong các năm sau.

Kiên quyết đẩy mạnh thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước, thực hiện việc thuê ngoài đối với các dịch vụ công liên quan thanh toán, chi trả, bảo đảm hiệu quả, thuận tiện, tiết kiệm và công khai, minh bạch.

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách về bảo đảm an toàn thông tin, chú trọng việc thu hút, ưu đãi trong sử dụng và phát triển nhân lực an toàn thông tin; ưu tiên nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết bị an toàn thông tin đặc thù, chuyên biệt của Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên tuyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội về bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trong thời đại bùng nổ ứng dụng Internet và thiết bị thông minh.

Đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công Quốc gia trong năm 2017

Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tập trung xây dựng, đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công Quốc gia trong năm 2017, sử dụng nguồn lực đầu tư từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Danh mục dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 của năm 2017. Yêu cầu các bộ, cơ quan tập trung vào tính khả thi của việc thực hiện khi đăng ký dịch vụ. 

Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) xây dựng chỉ số đánh giá dịch vụ công trực tuyến, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chỉ số đánh giá an toàn thông tin đối với từng bộ, ngành và địa phương, tổ chức đánh giá, công bố kết quả hằng năm.

Đẩy mạnh tuyên truyền các lợi thế khi sử dụng tên miền quốc gia “.vn” trong các tổ chức, hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, các trường và cơ sở giáo dục; theo thẩm quyền, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích các đối tượng có nhu cầu đăng ký nhằm phát triển số lượng trang web có tên miền quốc gia “.vn”, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên không gian mạng quốc tế.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

TIN MỚI

Return to top