ClockThứ Tư, 08/07/2020 07:30

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt - Bài 2: Đón đầu công nghệ

TTH - Nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng tại trung tâm thành phố, thị trấn các huyện, thành phố đạt ít nhất 70% vào cuối năm 2025 là một trong những mục tiêu quan trọng của Thừa Thiên Huế nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt - Bài 1: Thay đổi thói quen tiêu dùng

Thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch

Thêm nhiều tiện ích

Các NHTM đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức người dùng nhằm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân sang TTKDTM, nhất là người dân sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Sắp xếp hợp lý hiệu quả mạng lưới ATM, POS, mPOS và các thiết bị chấp nhận thẻ khách trên địa bàn; nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán, đổi mới quy trình thủ tục, phát triển phương thức thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phổ thông đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người dân.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) đã sớm triển khai các sản phẩm dịch vụ như: thẻ thanh toán, ngân hàng điện tử tích hợp nhiều tính năng thanh toán nhằm giảm tải giao dịch tiền mặt tại quầy. Mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán, ATM rộng khắp, tiết kiệm thời gian giao dịch, qua đó hướng người dân thay đổi dần thói quen giao dịch truyền thống.

Các dịch vụ thanh toán điện tử cũng được đầu tư với nhiều sản phẩm: VCB-iB@nking (Internet Banking), VCB-SMS Banking (dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động), VCB-Mobile B@nking (ngân hàng trên điện thoại di động), VCBPAY (ứng dụng ngân hàng điện tử trên thiết bị di động).

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó Giám đốc Vietcombank - Chi nhánh Huế, đến hết năm 2019, tổng số lượng khách hàng kích hoạt sử dụng Internet Banking/Mobile Banking của Vietcombank đạt gần 6 triệu khách hàng, tăng gần 200% so với cuối năm 2016. Tổng số lượng giao dịch TTKDTM năm 2019 tăng hơn 200% so với năm 2016. Dòng tiền thu hút vào các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đã ở mức tập trung cao, tổng số dư không kỳ hạn của khách hàng qua Internet Banking/Mobile Banking chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn của khách hàng cá nhân.

Ngân hàng này cũng đã triển khai chuẩn chip không tiếp xúc (Contactless) cho thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế. Với phương thức này, chỉ cần chạm hoặc vẫy nhẹ lên thiết bị chấp nhận thẻ để thực hiện giao dịch mà không cần thực hiện thao tác gì khác (như nhập PIN, ký tên…).

Tại Ngân hàng TMCP Công thương (ViettinBank) - Chi nhánh Thừa Thiên Huế, các giải pháp thanh toán trực tuyến dịch vụ công cũng được triển khai, góp phần thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử và là tiền đề quan trọng để triển khai giải pháp thanh toán tích hợp cổng dịch vụ công quốc gia. VietinBank đang thúc đẩy TTKDTM trong dịch vụ thanh toán viện phí. Theo đó, ngân hàng cung cấp một loại thẻ khám bệnh vừa là thẻ bệnh viện vừa là thẻ thanh toán, giúp cho người dân chi trả ngay lập tức khi khám bệnh, tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ thanh toán, chờ khám bệnh, giúp giảm tải và tiết kiệm nhân sự cho bệnh viện.

Ngoài đa dạng hình thức cũng như công nghệ, các ngân hàng hiện nay còn triển khai nhiều giải pháp nhằm khuyến khích giao dịch điện tử. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) đang triển khai tặng 100% phí giao dịch trên BIDV SmartBanking, BIDV Online cho khách hàng cá nhân đăng ký mới dịch vụ. Phí dịch vụ giao dịch trực tuyến cũng được các ngân hàng đồng loạt giảm phí, điều này đang góp phần thúc đẩy, tạo thói quen mới trong TTKDTM của người dân trên địa bàn.

Hướng đến 70% dân số sử dụng thẻ ngân hàng

Thừa Thiên Huế đã xây dựng đề án thúc đẩy TTKDTM trên địa bàn tỉnh với mục tiêu nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng tại trung tâm thành phố, thị trấn các huyện, thành phố đạt ít nhất 70% vào cuối năm 2025. Số doanh nghiệp (DN) TTKDTM trên địa bàn ở mức từ 70-80% trở lên trong tổng số DN thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Các thiết bị chấp nhận thẻ POS, ứng dụng mã QR Code được lắp đặt tại 100% các trung tâm dịch vụ hành chính công, các cơ sở bệnh viện, trường học... ở các huyện, thành phố. 80% các DN kinh doanh dịch vụ, thương mại trên địa bàn tỉnh được lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ POS, ứng dụng mã QR Code để thực hiện TTKDTM.

Đối với thu dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội, 100% các bệnh viện, trường học, các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức TTKDTM, ưu tiên chấp nhận hình thức thanh toán qua điện thoại di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.

Theo đó, tỉnh sẽ thúc đẩy TTKDTM trong khu vực dịch vụ hành chính công thông qua việc tăng tỷ lệ chi trả trợ cấp xã hội, lương hưu thông qua các phương tiện thanh toán điện tử; khuyến khích cán bộ, công chức, người lao động tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán di động thông qua tài khoản (sử dụng thanh toán qua POS, QR Code…). Phối hợp với một số ngân hàng đưa máy POS, giải pháp QR Code, giải pháp iPay vào trung tâm hành chính công tỉnh, các huyện và thí điểm tại một số bộ phận hiện đại một cửa cấp xã để thu phí, lệ phí không sử dụng tiền mặt.

Ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - Chi nhánh Thừa Thiên Huế thông tin, NHNN xây dựng chương trình hành động của ngành ngân hàng để hiện thực hóa chủ trương của tỉnh trong đẩy mạnh TTKDTM. Theo đó, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) đẩy mạnh sắp xếp hợp lý hệ thống ATM, phát triển mạng lưới POS trên địa bàn, tăng cường kết nối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công nhằm cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán linh hoạt phù hợp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an ninh an toàn hoạt động thanh toán thẻ, rà soát hệ thống máy giao dịch tự động và các thiết bị chấp nhận thẻ, phối hợp với cơ quan công an trong phòng chống tội phạm thẻ ngân hàng, thường xuyên cảnh báo khách hàng các rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
A Lưới đẩy mạnh phong trào Ngày Chủ nhật xanh

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” trên địa bàn huyện miền núi A Lưới đã nhanh chóng lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần trong việc thay đổi diện mạo nông thôn, làng bản vùng biên giới; nâng cao ý thức của người dân, đồng bào thiểu số trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa.

A Lưới đẩy mạnh phong trào Ngày Chủ nhật xanh
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

Sáng 4/4, diễn giả Nguyễn Trung Dân, Phó giáo sư của Trường đại học Arizona Mỹ có buổi talkshow, chia sẻ với giảng viên, sinh viên và học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với chủ đề “Chip bán dẫn – Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ”

Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ
Đẩy mạnh công tác hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế

Với các chương trình trợ giúp sinh kế được đẩy mạnh, thực hiện một cách có hiệu quả, Hội Người Khuyết tật – Bảo trợ Người Khuyết tật & Trẻ Mồ côi (NKT – Bảo trợ NKT&TMC) tỉnh đã góp phần giúp nhiều người yếu thế có thêm động lực để vươn lên, ổn định đời sống.

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế

TIN MỚI

Return to top