ClockChủ Nhật, 15/03/2020 14:50

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống COVID-19

TTH.VN - Đẩy mạnh ứng dụng thông tin trong giám sát y tế tất cả những hành khách nhập cảnh qua các cửa khẩu, kiểm soát chặt chẽ những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, khuyến khích người dân mở rộng khai báo y tế toàn dân, thu thập thông tin hệ thống khách sạn, các khu vui chơi, điểm thường xuyên tập trung đông người… là những nội dung đã được triển khai tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc "Triển khai tập huấn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19" ngày 15/3.

Phòng chống dịch COVID-19 cần sự chung sức, tự giác của mỗi cá nhânRà soát, phát hiện nhanh, giảm tối đa nguồn lây nhiễm từ bên ngoài

Tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế

Hội nghị do lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tại điểm cầu trung ương và được kết nối với 700 điểm cầu về các tuyến huyện, tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Buổi tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó với dịch bệnh kịp thời và hiệu quả hơn trên nền tảng công nghệ thông tin, thông qua ứng dụng khai báo y tế tự nguyện toàn dân và hệ thống giám sát.

Tiếp tục kiên trì ngăn chặn ở mức cao những ca xâm nhập

Tình hình dịch bệnh hiện đang diễn biến hết sức phức tạp. Hầu hết những trường hợp mắc mới của Việt Nam được ghi nhận gần đây là người đi từ nước ngoài về. Điều đó cho thấy Việt Nam thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát dịch bệnh, nắm rất rõ nguồn gốc các ca lây nhiễm và chủ động xác định được bệnh nhân số 0. Một trong những yếu tố làm nên thế mạnh đó là nhờ Việt Nam đã chủ động triển khai một số các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt. Việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng chống dịch COVID-19 cho thấy Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp phòng chống dịch trên tinh thần quyết liệt, mạnh mẽ và triệt để hơn.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì, kiên định chiến lược đã đề ra nhưng có những thay đổi phù hợp tùy theo tình hình thực tiễn. Trong đó, quyết tâm ngăn chặn những ca xâm nhập và đẩy mạnh ở mức độ cao hơn. Việt Nam đã triển khai khai báo y tế điện tử cho tất cả hành khách trên thế giới nhập cảnh vào Việt Nam. Từ ngày 15/3, tất cả những hành khách nhập cảnh từ châu Âu, Anh, Mỹ vào Việt Nam đều được giám sát về mặt y tế và thực hiện xét nghiệm tại cửa khẩu.

Việc cách ly tiếp tục được thực hiện một cách triệt để. Những đối tượng tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần tại các cơ sở tập trung. Trong quá trình triển khai, tùy tình hình cụ thể để có những điều chỉnh phù hợp. Đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của người dân.

Sẵn sàng cơ sở vật chất ở khu cách ly tập trung

Về vấn đề điều trị, do đang ở giai đoạn đầu của đại dịch nên những ca nhiễm bệnh sẽ tập trung điều trị ở tuyến cao, nhưng đồng thời vẫn thực hiện việc phân tuyến điều trị, kể cả tuyến xã. Phác đồ điều trị cho các ca bệnh cũng luôn luôn được thay đổi, phù hợp và tiệm cận với những tiến bộ khoa học trên thế giới.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả việc phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ cao, ngành y tế sẽ mở rộng đối tượng xét nghiệm. Hiện nay, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương thực hiện việc lập danh sách, khai báo y tế và xét nghiệm càng nhanh càng tốt đối với người nhập cảnh từ châu Âu, Anh, Mỹ trong vòng 14 ngày qua. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị xét nghiệm trả kết quả càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ và cố gắng rút ngắn thời gian trả kết quả hơn nữa.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Một trong những chiến lược được thay đổi trong cuộc phòng chống đại dịch lần này là khoa học công nghệ vào cuộc rất tích cực, nhất là công nghệ thông tin. Từ đầu mùa dịch, Bộ Y tế đã nhắn tin khuyến cáo phòng chống dịch cho người dân; sớm khai trương những trang tin chuyên về cuộc chiến này để cung cấp thông tin công khai, minh bạch và kịp thời cho người dân; triển khai các ứng dụng (app) để hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin vừa cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng; sử dụng công nghệ thông tin để quản lý các trường hợp bệnh, cũng như rút ngắn thời gian truy xuất người tiếp xúc với các trường hợp bệnh...

Chính phủ khuyến khích người dân tự nguyện khai báo y tế toàn dân để chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19

Hiện tại, Việt Nam đã áp dụng thực hiện tờ khai y tế đối với người nước ngoài nhập cảnh. Còn việc khai báo y tế toàn dân, Chính phủ mới chỉ kêu gọi sự tự nguyện của người dân trên tinh thần tham gia chống dịch cùng cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, có thể việc khai báo y tế toàn dân chưa phải là sự bắt buộc nhưng lại rất cần thiết đối với những người có nguy cơ cao. Do vậy, các ngành cần vào cuộc để thực hiện một cuộc vận động rộng rãi trong trường học, cơ quan, doanh nghiệp. Thông qua cuộc vận động, sẽ có nhiều người tham gia hơn và những người này có thể hỗ trợ tích cực việc khai hộ cho người thân.

Đại diện Văn phòng Bộ Y tế cũng cho biết, mọi dữ liệu cá nhân của người dân được cung cấp trong bảng khai báo y tế đều được mã hóa, đảm bảo yêu cầu về bảo mật và chỉ được sử dụng trong cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19. Trong thời gian rất ngắn sắp tới, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ ban hành quy chế cụ thể việc quản lý những thông tin này.

Bài, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023

TIN MỚI

Return to top