ClockThứ Bảy, 03/10/2015 11:12

Đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại thân thiện với môi trường

TTH.VN - Một vấn đề quan trọng nữa đó là phát triển CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nhất là phục vụ sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; thu hút đầu tư, tạo mới liên doanh...

Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (khóa XIV) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, phần phương hướng, nhiệm vụ thời kỳ 2015-2020 có nêu nội dung về phát triển công nghiệp (CN) và xây dựng theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường. Tôi đồng tình và nhất trí cao với nhiệm vụ này. Bởi, phát triển CN theo hướng hiện đại thân thiện với môi trường là phát triển CN theo hướng bền vững, theo đúng định hướng phát triển kinh tế xanh của tỉnh.

Chính vì vậy, ngành CN phải phát triển theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường, đây cũng là mục tiêu trong quy hoạch phát triển ngành CN tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, phát triển CN theo hướng đầu tư có chọn lọc, tập trung phát triển các ngành CN có công  nghệ kỹ thuật cao, CN sạch không gây ảnh hưởng tới môi trường; tăng cường liên kết, hợp tác và kêu gọi đầu tư phát triển các ngành CN công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao để tạo bước đột phá; khuyến khích, vận động đầu tư vào các ngành CN sản xuất hàng xuất khẩu, CN chế biến tinh, CN phụ trợ và các lĩnh vực công nghệ y học cao cấp, CN dược liệu…

Ông Võ Phi Hùng, TUV Giám đốc Sở Công thương

Một vấn đề quan trọng nữa đó là phát triển CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nhất là phục vụ sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; thu hút đầu tư, tạo mới liên doanh, liên kết, hình thành các cụm CN, điểm CN phục vụ sản xuất và chế biến sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản có quy mô vừa và nhỏ, có công nghệ thiết bị phù hợp từng bước hiện đại, thân thiện môi trường; tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có thương hiệu với quy mô đảm bảo, tạo điều kiện đưa vào các kênh phân phối lớn và nhu cầu tiêu dùng trong nước và một số sản phẩm có thương hiệu để xuất khẩu.

Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, trọng tâm là bảo tồn nghề gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình; phát triển nghề mây tre đan Bao La, nón lá Mỹ Lam, đúc đồng TP Huế, dệt zèng A Lưới, mộc Mỹ xuyên gắn phát triển làng nghề với du lịch, xây dựng các tuor du lịch làng nghề gắn với du lịch sinh thái để phát triển nghề, làng nghề truyền thống. Ưu tiên phát triển hàng lưu niệm, quà tặng, đặt hàng cho những cơ sở sản xuất có khả năng sáng tác mẫu mã phù hợp với thị trường và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Phát triển làng nghề tận dụng nguồn nguyên liệu và nhân công tại chỗ nhằm tạo việc làm cho người lao động để phát triển kinh tế địa phương thực hiện “ly nông bất ly hương” và đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động.

Thời kỳ 2015-2020, phát huy hiệu quả các khu-cụm CN, quan tâm đầu tư hạ tầng khu- cụm CN để thu hút đầu tư phát triển sản xuât và xử lý môi trường. Trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư các ngành nghề và sản phẩm chủ yếu vào các KCN, trong đó KCN Phú Bài giai đoạn 3,4 thu hút các ngành kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, cơ khí lắp ráp ô tô xe máy; KCN Phong Điền sẽ ưu tiên các ngành nghề gắn với vùng nguyên liệu, công nghiệp may thời trang, đặc biệt quan tâm phát triển KCN hỗ trợ ngành dệt may với cơ chế ưu đãi; KCN la sơn tập trung cho các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản, lâm sản, điện tử; KCN Tứ Hạ tập trung sản xuất VLXD, dệt may, da giày; KCN Quảng Vinh sẽ ưu tiên các ngành nghề chế biến thủy sản, nông sản, CN phụ trợ dệt may; KCN Phú đa thu hút về lĩnh vực may mặc, điện - điện tử, sản phẩm điện gia dụng.

Theo chúng tôi để phát triển CN với tốc độ cao, ổn định và bền vững tỉnh cần phát huy triệt để nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước có trọng tâm, trọng điểm; phối hợp tốt với các Bộ, ngành Trung ương tạo mối liên kết vùng để sớm đưa Thừa Thiên Huế thành một tỉnh CN xanh, sạch và thân thiện môi trường gắn với sự phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới tiến tới phát triển bền vững.

Thanh Hương (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top