ClockThứ Ba, 01/11/2016 06:30

Đẩy nhanh bồi thường thiệt hại cho người dân 4 tỉnh miền Trung

TTH.VN - Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu 4 tỉnh miền Trung tập trung quyết liệt để giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm và sang năm sau.

Rà soát, thẩm định cụ thể các đối tượng được bồi thường thiệt hạiPhú Lộc hoàn tất chi trả bồi thường sự cố môi trường biển đợt 1Phú Vang hoàn thành chi trả tiền bồi thường 6/8 xã, thị trấn

Chiều 31/10, tại Hà Tĩnh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã làm việc với lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Kiến nghị bổ sung đối tượng, định mức bồi thường

Theo ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương khắc phục sự cố và khôi phục sản xuất cho nhân dân. Đồng thời, thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, như hỗ trợ gạo (cấp không thu tiền cho 4 tỉnh bị ảnh hưởng gần 25.000 tấn gạo), hỗ trợ tiền với việc tạm ứng 70% số kinh phí Trung ương cho ngư dân các tỉnh…

Đến nay các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc kê khai, niêm yết, xác định thiệt hại; áp dụng định mức, tính toán giá trị thiệt hại, niêm yết công khai, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của nhân dân. Đến ngày 28/10/2016, đã có 3 tỉnh thực hiện việc báo cáo áp giá/định mức bồi thường để tính thiệt hại theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Về xử lý hải sản tồn kho, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khẩn trương giải quyết ngay hàng hải sản tồn kho trong các kho lạnh, kho cấp đông tại 4 tỉnh miền Trung (khoảng 5.369 tấn). Tuy nhiên, việc này chưa có chuyển biến tích cực vì các chủ hàng chưa nhất trí bồi thường 70% giá trị hàng không đạt yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm, chưa có định mức bồi thường và chưa rõ biện pháp tiêu thụ.

Bộ NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Xác định thiệt hại để bồi thường và hỗ trợ cho người dân; thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát môi trường biển tại 4 tỉnh; phục hồi tái tạo các hệ sinh thái thuỷ sinh và nguồn lợi thuỷ sản; chính sách khôi phục và phát triển sản xuất như hỗ trợ đóng mới tàu cá, vay vốn phát triển sản xuất, xử lý nợ và hỗ trợ tiền lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ tạm trữ và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản, khôi phục hoạt động du lịch; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; bảo đảm an toàn thực phẩm và gỗ trợ y tế, giáo dục cho người dân.

Bộ NN&PTNT kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung về định mức bồi thường thiệt hại đối với cơ sở ương dưỡng giống cá nước mặn, nước lợ, tàu dưới 90 CV khai thác trong đầm phá, cơ sở nuôi thuỷ sản siêu thâm canh, cơ sở nuôi thuỷ sản bị chết từ 30-70% (đã có định mức bồi thường cho cơ sở nuôi thuỷ sản chết trên 70%); định mức bồi thường thiệt hại đối với tàu cá có công suất máy chính từ 90 CV trở lên chưa tách riêng được phần bồi thường thiệt hại của chủ tàu và người lao động.

Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh nêu lên những thắc mắc lớn nhất của người dân chủ yếu là mở rộng đối tượng, bổ sung định mức xem xét bồi thường, hỗ trợ cho bà con, như người nuôi tôm chân trắng, nuôi cá nước ngọt dùng thuỷ sản làm thức ăn, nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm phá, cửa sông, cửa biển…

Các tỉnh đề nghị việc xác định giá trị bồi thường cho người dân cần tích cực triển khai để giải ngân ngay trong tháng 11/2016 giúp bà con có vốn khôi phục sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, ổn định sản xuất.

“Người dân bức xúc kiến nghị lên tỉnh, huyện liên tục trong việc xác định định mức bồi thường và đối tượng sao cho thoả đáng, khách quan, công bằng. Ngay nhà tôi, sáng sớm đã có người đến trình bày, gửi kiến nghị rồi”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn giải trình.

Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác bồi thường

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình biểu dương cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ trong việc xác định bồi thường, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua.

"Hiện nay, bức xúc của người dân là chúng ta chưa tiêu huỷ được cá không bán được, đối với Hà Tĩnh còn 3 thôn ở huyện Kỳ Anh chưa kê khai thiệt hại, thống kê đối tượng, có tỉnh đã giải ngân (Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế), có tỉnh chưa giải ngân, bà con đề nghị hỗ trợ thêm cho đối tượng kinh doanh dịch vụ ven biển (cần xác định định mức để kê khai), ngoài ra còn một số tồn tại trong công tác an ninh trật tự tại cơ sở".

Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh tập trung quyết liệt để giải quyết các vấn đề này, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh từ nay đến cuối năm và sang năm sau. Xác định trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh trước Chính phủ về vấn đề này nếu để xảy ra chậm trễ, gian dối trong kê khai…

Các tỉnh cần tăng cường tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của nhân dân với chủ trương của Chính phủ trong việc bồi thường, hỗ trợ người dân bị thiệt hại, khẩn trương tổ chức chi trả cho người dân đúng đối tượng, khách quan, minh bạch, công bằng và thoả đáng. Đối với việc bổ sung thêm định mức và đối tượng được bồi thường, hỗ trợ thì các địa phương cần rà soát, cân nhắc kỹ lưỡng, báo cáo Bộ NN&PTNT để trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm hàng thuỷ sản còn tồn kho đông lạnh không bán được theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bộ Tài nguyên và Môi trường phân loại, tiêu huỷ hay sử dụng nhu cầu khác đối với hàng thuỷ sản quá hạn sử dụng bảo đảm an toàn, có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Ngay trong tháng 11/2016, Bộ Công Thương có trách nhiệm phân phối, tiêu thụ những hàng hải sản đủ tiêu chuẩn sử dụng an toàn của các hộ kinh doanh trên địa bàn 4 tỉnh, Nhà nước hỗ trợ tiền điện và lãi vay ngân hàng cho các hộ kinh doanh nói trên.

Phó Thủ tướng cũng đã giao các bộ, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình cần tổ chức thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển vừa qua.

Bộ Tài chính nghiên cứu các đề xuất của địa phương về xác định bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho nhân dân.

Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền rõ chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về công tác bồi thường, hỗ trợ cho bà con đúng đối tượng, công khai, minh bạch, sớm nhất. Các cơ quan truyền thông cần tuyên truyền về môi trường biển đã an toàn, môi trường đã sạch, gỡ bỏ tâm lý e ngại của người dân đối với việc tiêu thụ thuỷ hải sản hiện nay.

Các địa phương làm tốt công tác vận động quần chúng để giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, tạo sự đồng thuận với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của nhân dân, thực hiện tốt các chính sách đại đoàn kết trong quá trình thực hiện, không để xảy ra các vấn đề bức xúc hay bị động, bất ngờ tại địa phương.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Ngày 7/3, Đoàn công tác của tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, xác định các khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
Thái Lan triển khai chương trình bảo hiểm mới cho du khách nước ngoài

Theo nội dung của chiến dịch mới của chính phủ Thái Lan nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch nước ngoài khi họ đến nước này du lịch, du khách sẽ nhận được bảo hiểm y tế lên đến 500.000 Bath (hơn 13.800 USD) nếu xảy ra tai nạn ở Thái Lan và được bồi thường lên tới 1 triệu Bath (hơn 27.700 USD) trong trường hợp tử vong.

Thái Lan triển khai chương trình bảo hiểm mới cho du khách nước ngoài
Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023

Dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết Mỹ đã hứng chịu nhiều trận lũ lụt, hỏa hoạn và các thảm họa khí hậu khác gây thiệt hại hàng tỷ USD (mỗi thảm họa) trong năm 2023 và nhiệt độ trung bình của nước này cao thứ năm trong lịch sử.

Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023
Nhiều nước tạm ngưng hoạt động máy bay Boeing sau sự cố của Alaska Airlines

Cuối tuần qua, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã ra lệnh đình chỉ tạm thời một số máy bay Boeing 737 MAX 9 do các hãng hàng không Mỹ khai thác hoặc trên lãnh thổ Mỹ. Lệnh được ban hành sau sự cố ngày 5/1, khi một phần thân của máy bay được hãng hàng không Alaska Airlines sử dụng để chở 171 hành khách nổ tung và bung ra trên không trung.

Nhiều nước tạm ngưng hoạt động máy bay Boeing sau sự cố của Alaska Airlines
Return to top