ClockThứ Năm, 11/04/2019 06:30

Dạy tiếng Anh giao tiếp cho học sinh: Đừng để “đầu voi, đuôi chuột”

TTH - Ý tưởng về những chủ nhân tương lai của thành phố du lịch sẽ giao tiếp tốt tiếng Anh với khách nước ngoài khi họ đến Huế được xây dựng. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh theo học các lớp tiếng Anh giao tiếp vẫn còn thấp.

Phổ cập tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho học sinh trung học cơ sở30 cán bộ ngành giáo dục được bồi dưỡng tiếng Anh giao tiếp

Học ngoại ngữ ở Trường THCS Phạm Văn Đồng

Hỗ trợ 20% học phí

Bắt đầu từ tháng 11/2018, đề án “Tăng cường tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho học sinh trung học cơ sở (THCS), giai đoạn 2018 -2022” chính thức khởi động do Trung tâm Anh ngữ quốc tế EUC phối hợp triển khai. Thực tế, khả năng giao tiếp và kỹ năng nghe - nói của học sinh còn hạn chế. Các em chủ yếu học ngữ pháp, ít có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài để rèn luyện các kỹ năng. Mục tiêu đề án hướng đến là năm học 2018 - 2019, học sinh lớp 6 có thể hỏi và trả lời ngắn gọn các chủ đề về gia đình, bạn bè, nhà trường... Cứ thế, đến năm 2020, học sinh tốt nghiệp THCS phải có đủ năng lực sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong các tình huống cơ bản và đơn giản.

Chọn TP. Huế để triển khai dự án quả có nhiều lợi thế khi học sinh tiểu học TP. Huế học tiếng Anh từ lớp 3 và 100% trường THCS đã triển khai dạy chương trình tiếng Anh hệ 10 năm của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Chất lượng giảng dạy của giáo viên tiếng Anh cấp THCS khá tốt khi có 114/118 giáo viên đạt trình độ chuẩn theo khung năng lực ngôn ngữ châu Âu từ B2 trở lên. Đa số các trường đều có phòng học ngoại ngữ cũng như thiết bị và đồ dùng theo danh mục tối thiểu khá đầy đủ.

Với nhiều phương thức hỗ trợ, đề án khuyến khích học sinh đầu cấp tham gia trên tinh thần tự nguyện. Tổng kinh phí thực hiện gần 54 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ gần 8 tỷ đồng và 46 tỷ đồng còn lại do phụ huynh đóng góp. Các trường được đầu tư đồng bộ bàn ghế, ti vi ở các phòng học tiếng Anh, đặc biệt 80 giáo viên ở các trường trên địa bàn TP. Huế được bồi dưỡng, nâng cao năng lực để tham gia trợ giảng và giảng dạy.

Toàn thành phố có trên 5.300 học sinh lớp 6 đang theo học ở 23 trường THCS trên địa bàn. Ban đầu, có 1.836 học sinh tham gia (đạt tỷ lệ 34,4%). Các em học 8 tiết/tháng, trong đó, có 4 tiết học với giáo viên người nước ngoài và học 4 tiết với giáo viên của nhà trường. Các em cũng được học trực tuyến (online) với các khóa học tiếng Anh Cambridge. Kèm theo đó là những hỗ trợ kịp thời  của TP. Huế khi hỗ trợ 20% học phí cho các em trong năm học thứ nhất và 15% trong năm học thứ 2. Em Nguyễn Văn Thành, học sinh lớp 6 Trường THCS Chu Văn An, cho hay: “Em rất thích các tiết dạy của giáo viên nước ngoài khi có nhiều hoạt động sôi nổi, vừa học, vừa chơi”.

Thầy luyện hay, có chính sách hỗ trợ học phí, song số học sinh cứ thấp dần, hiện chỉ còn 890 em ở các trường học theo chương trình nằm trong dự án. Thậm chí, có một số trường không mở được lớp khi ít học sinh đăng ký.

Chỉ có 17% học sinh tham gia

Có nhiều lý do dẫn đến dự án chưa khả thi so với yêu cầu đặt ra. Một lớp học có 35 em thì “9 người, 10 ý”, em thì đi học thêm, học bồi dưỡng… khiến các trường rất khó bố trí, sắp xếp lịch học. Những em ở các trường trung tâm cho rằng, chương trình học ở mức độ thấp, chưa hữu ích nên không tham gia. Còn ở các vùng ngoại ô, khả năng sử dụng  tiếng Anh còn hạn chế nên các em ngại tham gia. Học phí cũng là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm khi không phải ai cũng có điều kiện để cho con theo học.

Cô giáo Phạm Thị Minh Thư, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, nhiều phụ huynh trong trường phải “trả góp” các khoản đóng đầu năm nên số tiền 98.000 đồng/em/tháng để học ngoại ngữ cũng là vấn đề đối với nhiều gia đình. Ban đầu, các em đăng ký đông nhưng bây giờ toàn trường chỉ có 68/160 học sinh theo học.

Con số 17% học sinh theo học đề án tăng cường tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho học sinh THCS vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng và nguồn lực đầu tư. Ông Lâm Thủy, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế cho rằng, các trường nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến phụ huynh và học sinh về tính cần thiết của đề án phổ cập ngoại ngữ. Khi phụ huynh hiểu rõ chắc hẳn họ sẽ sắp xếp thời gian, tiền bạc hợp lý để cho con theo học. Cùng lúc, chất lượng đội ngũ giáo viên phải được nâng lên. Mỗi khi phụ huynh bỏ kinh phí cho con học, chất lượng cũng phải xứng với “đồng tiền bát gạo”. Học sinh phải thấy giờ học thực sự lý thú, hấp dẫn mới thu hút các em tự nguyện tham gia.

Đã đến lúc, cần có cơ chế khuyến khích các trường xây dựng, phát triển hình thức liên kết, hợp tác với những trường đại học ngoại ngữ, các trung tâm ngoại ngữ có uy tín để nâng cao năng lực giao tiếp cho giáo viên và học sinh. Có như thế đề án “Tăng cường tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho học sinh trung học cơ sở (THCS) giai đoạn 2018 -2022” mới không rơi vào cảnh “đầu voi, đuôi chuột” trong quá trình triển khai.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

TIN MỚI

Return to top