ClockThứ Năm, 03/11/2016 13:59

ĐBQH: Đặt mục tiêu tăng trưởng quá cao dễ dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô

ĐBQH Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho rằng, việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP quá cao là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bất ổn kinh tế vĩ mô.

Đặt mục tiêu tăng trưởng quá cao dễ dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô?

Phát biểu tại phiên thảo luận hội trường Quốc hội ngày 2/10, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) -thẳng thắn, cả hai bản kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội năm 2017 và tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đều có một điểm chung, đó là rất tham vọng.

Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc

“Từ một góc độ nào đó, việc đặt ra những mục tiêu cao sẽ tạo động lực để cả hệ thống vươn xa hơn. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác, việc đặt ra những mục tiêu quá tầm với lại thể hiện tính chủ quan, duy ý chí, bỏ qua các quy luật khách quan và cũng không phải là vô hại", ông Lộc đánh giá.

Nhìn lại các kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn trước, vị đại biểu này cho rằng, chính việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP quá cao là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bất ổn kinh tế vĩ mô, bởi nó đòi hỏi quá nhiều nguồn lực, buộc các chính sách tài chính và tiền tệ phải nới lỏng quá mức, gây ra những hệ luỵ như lạm phát, nợ công và nợ xấu … mà cho đến nay vẫn còn loay hoay chưa giải quyết xong.

Với những phân tích đánh giá nêu trên, Chủ tịch VCCI đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu đưa ra những mục tiêu phù hợp với thực lực hơn, chứ không đưa ra những mục tiêu quá cao để phấn đấu mà không bao giờ đạt được, hay các mục tiêu quá thấp để dễ dàng vượt qua. Chỉ khi đưa được ra những mục tiêu có tính khả thi, đồng thời có các kịch bản xử lý tình huống đi kèm mới giúp nền kinh tế phát triển bền vững và ít bị động trước các cú sốc.

Cần tận dụng mọi nguồn lực

Cũng tại phiên thảo luận cùng ngày, không ít đại biểu cũng bày tỏ mối băn khoăn về nguồn lực 10,5 triệu tỷ đồng tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) băn khoăn về cơ sở đưa ra con số 10,5 triệu tỷ đồng, và tính khả thi của đề án tái cơ cấu của Chính phủ.

Đại biểu Quốc hội Phùng Văn Hùng

Ông Hùng lưu ý: “Trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 Chính phủ dự kiến cần một nguồn lực tái cơ cấu lên đến trên 10,5 triệu tỷ đồng, một con số không nhỏ, nếu không có sự tham gia của khối kinh tế ngoài nhà nước thì hiệu quả và tính khả thi của tái cơ cấu sẽ không cao. Khi nhà nước làm được vai trò của một nhà nước kiến tạo, liêm khiết và hành động như đồng chí Thủ tướng đã từng tuyên bố thì đó sẽ là động lực để khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia, bởi đó cũng chính vì lợi ích của chính doanh nghiệp”.

Trong khi đó, đại biểu Lê Quân (đoàn Hà Nội) cũng nhận định, đề án tái cơ cấu kinh tế giai đoạn tới của Chính phủ cần giải được bài toán huy động nguồn lực trong dân.

Đại biểu Quốc hội Lê Quân

Theo đó, vị đại biểu này cho rằng, cần đẩy nhanh quá trình thoái vốn Nhà nước khỏi các doanh nghiệp và "trám" vốn tư nhân vào khoảng trống này. Sự rút lui của Nhà nước khỏi một số lĩnh vực sẽ tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, nguồn lực thu được từ thoái vốn sẽ được ưu tiên cho đầu tư phát triển.

Chia sẻ quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, kết quả tái cơ cấu nền kinh tế chưa thực sự rõ nét, chưa làm rõ mô hình tăng trưởng, phương thức phân bổ nguồn lực xã hội về cơ bản chưa thay đổi, đặc biệt là tính bền vững chưa đạt được yêu cầu.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Yến

Bà Yến kiến nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục triệt để, tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, đánh giá trách nhiệm đối với bộ, ngành, địa phương hàng năm. Đặc biệt phân công các đồng chí Phó Thủ tướng phụ trách các vùng kinh tế trọng điểm làm tổng chỉ huy chỉ đạo và điều phối.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Ngày 8/9, tại TP. Huế, dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Bảo vệ và phát triển rừng bền vững”, với sự tham gia của gần 200 cử tri trên toàn tỉnh.

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Tuổi thọ văn bản quy phạm pháp luật, các luật đang ở mức thấp

Trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, sáng 15/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp.

Tuổi thọ văn bản quy phạm pháp luật, các luật đang ở mức thấp
TP. Huế cần quan tâm vấn đề thiếu biên chế giáo viên

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát Nguyễn Thị Sửu đề nghị như trên tại cuộc giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” (SGK GDPT) ở TP. Huế sáng 15/12.

TP Huế cần quan tâm vấn đề thiếu biên chế giáo viên
Return to top