ClockThứ Tư, 27/09/2017 10:06

Đề cao vai trò của phụ nữ trong hội nhập và phát triển kinh tế

TTH.VN - Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí bên lề Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 là “Tăng cường sự hội nhập và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong một thế giới đang thay đổi” diễn ra tại TP. Huế.

700 đại biểu của 21 nền kinh tế tham dự Diễn đàn APEC 2017 tại HuếAn ninh trật tự trước giờ khai mạc APEC được siết chặtHuế sẵn sàng cho APEC 2017Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ

 

Thứ trưởng Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã Hội Đào Hồng Lan trả lời báo chí

Thưa bà, vì sao Việt Nam lựa chọn chủ đề của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 là “Tăng cường sự hội nhập và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong một thế giới đang thay đổi”?

Chủ đề “Tăng cường sự hội nhập và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong một thế giới đang thay đổi” được lựa chọn trên cơ sở chủ đề chung của năm APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Chủ đề này cũng gắn với những ưu tiên trọng tâm được xác định tại các Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC trong những năm gần đây và phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như xu thế phát triển trên khu vực.

Thực tế, lượng lao động nữ ở 21 nền kinh tế APEC hiện nay khoảng 600 triệu người, với hơn 60% làm việc ở khu vực chính thức, đóng góp tới 89 tỉ đô la hàng năm cho APEC. Do đó, các Nhà lãnh đạo APEC luôn đề cao vai trò của phụ nữ trong hội nhập và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chưa được phát huy hết mọi tiềm năng để có thể đóng góp nhiều hơn. Chính vì vậy, các nền kinh tế APEC đã thống nhất đưa nội dung phát huy các tiềm năng và thúc đẩy sự tham gia kinh tế hơn nữa của phụ nữ trong chương trình nghị sự chung.

Mặt khác, kinh tế thế giới đang có triển vọng lớn cho tăng trưởng và cuộc cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay đã đem lại nhiều cơ hội kinh doanh, lợi nhuận cho nền kinh tế khu vực. Điều này cũng sẽ đem lại cơ hội và thuận lợi cho lực lượng lao động nữ và những doanh nghiệp do nữ làm chủ - những nhân tố đang tham gia vào phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, trong thế giới đang thay đổi này vẫn còn tồn tại nhiều rào cản làm cản trở sự tham gia của phụ nữ trong việc làm, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe và hội nhập tài chính và công nghệ số….

Do đó, chủ đề của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm nay sẽ có ý đóng góp vào nỗ lực chung của APEC, góp phần tiếp tục triển khai các khuyến nghị của các Nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC về vấn đề hội nhập kinh tế, tài chính, xã hội và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ cũng như thúc đẩy tiếp cận bình đẳng của phụ nữ với giáo dục có chất lượng và các nguồn lực kinh tế. Chủ đề cũng bao hàm các thành tố của các ưu tiên chung của năm APEC 2017 nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm.

Vậy quy mô của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 ra sao?

Quang cảnh tại hội nghị

Diễn đàn phụ nữ và kinh tế trong APEC năm 2017 được tổ chức với 3 sự kiện chính: Hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2, ngày 26-27/9 (PPWE); Đối thoại công- tư về Phụ nữ và Kinh tế APEC vào ngày 28/9; Đối thoại chính sách cao cấp về Phụ nữ và Kinh tế, ngày 29/9;

Ngoài ra, Ban tổ chức còn lồng ghép 7 sự kiện bên lề. Nổi bật như: Đêm văn hóa Tịnh Yến: Quyền năng kinh tế của phụ nữ và bản sắc văn hóa; Diễn đàn Phụ nữ và Giao thông vận tải APEC do Mỹ phối hợp với Bộ Giao thông Vận Tải Việt Nam chủ trì; Giải thưởng kinh doanh thành công trong APEC do Nga phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì…

Tổng số đại biểu đăng ký tham dự là hơn 700 người. Thành phần là đại diện các đoàn đại biểu chính phủ từ 19 nền kinh tế APEC và quan sát viên, các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài khu vực APEC; các diễn giả và khách mời cao cấp của các tổ chức quốc tế (Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới phụ trách khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, Phó Giám đốc điều hành của UN Women, Chủ tịch Diễn đàn Phụ nữ (W20) của Nhóm các nền kinh tế lớn (G20), các Nữ tổng giám đốc và Giám đốc Điều hành một số tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam và trên thế giới.

Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 còn được vinh dự có sự hiện diện của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự và phát biểu tại Diễn đàn; Chủ trì Đối thoại là Chủ tịch Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế Bộ trưởng Đào Ngọc Dung...

Với tư cách là nước chủ nhà, mong muốn của Việt Nam tại Diễn đàn này là gì?

Đại biểu nước ngoài (bên phải) trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế

Tuyên bố Bộ trưởng về Phụ nữ và Kinh tế sẽ được thông qua. Tuyên bố chung này sẽ đưa ra những khuyến nghị chính sách cho 21 nền kinh tế thành viên APEC về 3 nội dung ưu tiên lớn của năm 2017 với những nội dung trọng tâm là: Thúc đẩy bình đẳng giới vì tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; Nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ; Thu hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực. Bản Tuyên bố này sau đó sẽ được trình lên các Nhà Lãnh đạo APEC tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11/2017 tại Đà Nẵng;

Điểm nhấn đặc biệt quan trọng trong ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị là phần trình bày và thảo luận về sáng kiến “Hướng dẫn bao trùm giới trong APEC” (Gender Inclusion Guidelines) của Việt Nam. Văn bản này đưa ra hướng dẫn về cách thức lồng ghép theo cách tiếp cận lấy công bằng làm trọng tâm và có trách nhiệm giới vào tất cả các chính sách, chương trình, dự án, công việc và kế hoạch hành động của APEC. Hướng dẫn lồng ghép giới kế thừa các nguyên tắc dựa trên Khuôn khổ Hội nhập phụ nữ trong APEC năm 1999. Việc xây dựng Hướng dẫn bao trùm giới trong APEC là một đóng góp thiết thực của Việt Nam trong năm APEC 2017, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các thành viên.

Sự tham gia của đông đảo đại biểu đến từ các chính phủ và khu vực tư nhân ở các sự kiện chính và bên lề sẽ góp phần làm cho mối quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân ngày càng khăng khít hơn. Khu vực tư nhân ngày càng có cơ hội được bày tỏ, chia sẻ về những khó khăn, thách thức, đề xuất nhu cầu, nguyện vọng lên Chính phủ. Đồng thời đây cũng là dịp để Chính phủ của các nền kinh tế APEC được lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chung của khu vực tư nhân, cùng với khu vực tư nhân bàn cách tháo gỡ, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ. 

Phong Bình- Thảo Chi (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

G20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậu

Tờ The Business Times ngày 22/7 đưa tin, các Bộ trưởng Năng lượng thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa tập trung để tham dự các cuộc đàm phán tại Ấn Độ, trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến các khu vực của châu Âu, Mỹ và châu Á, thúc đẩy nhu cầu mới về các tiến bộ đối với hành động khí hậu và sự chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch.

G20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậu
Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20

Tiếp nhận chức vụ từ người tiền nhiệm Indonesia, Ấn Độ chính thức trở thành Chủ tịch Nhóm G20 năm 2023. Khi nhận trọng trách này tại Bali (Indonesia) vào tháng 11/2022, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của nước này sẽ “toàn diện, tham vọng, quyết đoán và có nhiều định hướng hành động”.

Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20
G20: Cần tìm ra điểm chung để cùng nhau phát triển

Tiếp lời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar chia sẻ với các ngoại trưởng G20 rằng họ có thể “không luôn đồng lòng” và “có sự khác biệt rõ rệt về ý kiến và quan điểm”. Tuy nhiên, họ luôn phải “tìm ra điểm chung và phương hướng để cùng phát triển”.

G20 Cần tìm ra điểm chung để cùng nhau phát triển

TIN MỚI

Return to top