ClockChủ Nhật, 25/09/2022 15:23

Dè chừng lạm phát

TTH - Vừa cân đối được mục tiêu kiểm soát lạm phát (LP) mà vẫn duy trì được đà phục hồi và phát triển là bài toán khó giải trong bối cảnh hiện nay.

ADB: Nền tảng kinh tế mạnh mẽ là chìa khóa cho sự phục hồi nhanh tại Việt NamCác nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởngASEAN trước vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh lương thực

Ám ảnh lạm phát, nỗi lo thường nhật của người dân và doanh nghiệp

Không chủ quan

Nỗi lo LP đang tạo áp lực đến cả người dân và doanh nghiệp (DN). Áp lực ngày càng lớn khi tình hình LP kỷ lục từ bên ngoài bắt đầu tác động lên các hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) và cả cuộc sống thường nhật của người dân.

Lo ngại LP tăng cao, một số cơ sở SXKD quyết định hạn chế mở rộng SXKD, dừng đầu tư do giá nguyên liệu, vật liệu đầu vào leo thang, tạm dừng nhận đơn đặt hàng. Một số nhà thầu thi công cầm chừng, có thể chờ vật liệu hạ giá…

Xét ở một số khía cạnh, chúng ta có lý do để yên tâm về LP, tất nhiên, không được chủ quan.

Theo số liệu công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước. So với tháng 12/2021, CPI tháng 8 tăng 3,6% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,89%. Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước; LP cơ bản tăng 1,64%.

Thông tin từ UBND tỉnh, trong tháng 7 và tháng 8/2022, giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm (so với tháng 6 đã giảm khoảng 20%) đã tác động đến giá của một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu giảm. CPI tháng 8 giảm 0,4% so với tháng trước; bình quân 8 tháng tăng 3,7% so với cùng kỳ.

Lĩnh vực xuất khẩu tăng trưởng khá, song vẫn lo biến động tỷ giá

Tuy nhiên, ngoài vấn đề LP, thách thức với kinh tế còn gia tăng vào những tháng cuối năm, với câu chuyện chậm giải ngân đầu tư công, bất ổn trên thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu... Chỉ số LP chỉ là một phần trong câu chuyện giữ ổn định kinh tế vĩ mô, nếu chỉ tập trung vào nó, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác.

Tính đến 31/8/2022, Thừa Thiên Huế đã giải ngân vốn đầu tư công 2.644,558 tỷ đồng/6.346,113 tỷ đồng, đạt 41,7% tổng kế hoạch (KH) vốn. Theo đó, giải ngân vốn được Thủ tướng Chính phủ giao 2.222,137 tỷ đồng/4.266,055 tỷ đồng, đạt 52,1% KH. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương giải ngân 1.057,808 tỷ đồng, đạt 49,2% KH; vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) giải ngân 955,677 tỷ đồng, đạt 63,7% KH; vốn nước ngoài (ODA): 208,652 tỷ đồng, đạt 33,8% KH. Đồng thời, giải ngân vốn được bổ sung trong năm và kéo dài từ năm trước sang 422,421 tỷ đồng/1.733,298 tỷ đồng, đạt 24,4%; chương trình mục tiêu quốc gia vừa được giao kế hoạch vốn cho 3 chương trình 346,76 tỷ đồng, đến nay chưa có số liệu giải ngân.

Áp lực hiện hữu

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải cân đối được mục tiêu kiểm soát LP mà vẫn duy trì được đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kiềm chế được LP ở mức thấp nhưng sức khỏe cộng đồng doanh nghiệp (DN) vì thế mà “ốm yếu” thì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, khi DN đang thiếu vốn để hồi phục, mà lại chậm được “bơm vốn”, có thể làm lỡ cơ hội. Nếu “siết tín dụng” trong những thời điểm bất thường, “yếu mà không được hỗ trợ”, có khi lại nguy hiểm.

Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin, tính đến 31/8/2022, có 434 DN tạm ngưng hoạt động, tăng 39 DN; giải thể 80 DN, tăng 1 DN. Nói như Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh - Dương Tuấn Anh: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều DN “rút khỏi cuộc chơi” đó là thiếu hụt dòng vốn, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng hạn chế.

Sự linh hoạt của chính sách tiền tệ không phải siết chặt lại để bớt LP mà thể hiện trong việc chuyển dịch tín dụng vào các ngành, các lĩnh vực cần thiết, ưu tiên để vực dậy và vươn lên. Một yếu tố không thể tách rời khỏi ổn định vĩ mô là “sức chống chịu” của nền kinh tế, đặc biệt khi nền kinh tế vừa trải qua biến động chưa từng thấy và tiếp tục phải đối diện với những biến động khó lường. Sức chống chịu của nền kinh tế được đảm bảo bởi những chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, chính sách phản ứng với những “cú sốc” bất thường như dịch bệnh, biến động địa chính trị...

Tại hội nghị giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát LP, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế ngày 12/9, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, về tổng thể nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. Đồng thời, khẳng định cần phải cân đối 3 yếu tố: đầu tư công, thị trường vốn dài hạn và cho vay ngắn hạn để không mất cân đối. Đây là điểm mấu chốt cho ổn định tăng trưởng trong thời gian tới. Căng thẳng về room tín dụng, không hẳn chỉ là câu chuyện của ngân hàng mà cho thấy việc đầu tư công phải mạnh hơn nữa và thị trường vốn phải vận hành tốt hơn nữa.

Ngày 16/9, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đối thoại chính sách “Áp lực LP năm 2022 và các đề xuất chính sách”. VEPR cho biết, kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm phục hồi mạnh mẽ, các chỉ số kinh tế vĩ mô tích cực, xuất khẩu tăng trưởng khá cao dù các nền kinh tế đối tác gặp khó khăn. Trong bối cảnh giá xăng dầu và nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng, áp lực LP trong nước hiện hữu.

Tại diễn đàn này, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng VEPR đánh giá: Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình LP. “LP hiện dù chưa phải là vấn đề quá lớn, nhưng áp lực LP đã được cảm nhận rõ hơn và sẽ tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm. Căng thẳng tại Ukraine vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với LP và giá cả hàng hóa của chúng ta”- VEPR cho hay.

Cũng tại diễn đàn này, theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, LP từ nay đến cuối năm sẽ tăng lên. Dự báo năm 2023, áp lực LP sẽ còn lớn hơn; điều này sẽ tạo áp lực cho tăng trưởng kinh tế...

Bài, ảnh: BẠCH QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Return to top