ClockThứ Hai, 20/06/2016 14:19

Để có cái “Nhìn từ Huế”

TTH - Sống ở Huế, viết về Huế, thế mà Dương Phước Thu lại chọn cho cuốn sách mới vừa ra mắt bạn đọc của mình cái tên “Nhìn từ Huế”.

Sẽ có nhiều luận bàn và chiết tự từ tên gọi của cuốn sách, nhưng nếu ai đã bớt chút thời gian đọc kỹ nội dung, hẳn sẽ đồng cảm với tác giả về cách đặt tên cho cuốn sách vừa phù hợp, vừa mới lạ của một đề tài đã quá quen thuộc về văn hóa, lịch sử xứ Huế. Hơn thế, để có cái “Nhìn từ Huế”, Dương Phước Thu đã dày công lục tìm trong sách vở, kiểm chứng trên thực địa, đam mê, thao thức theo đuổi nó từ nhiều năm nay. Bởi vậy, “Nhìn từ Huế” là cuốn sách của một người con nặng lòng với Huế (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này).

“Nhìn từ Huế” tập hợp 19 bút ký về văn hóa, lịch sử là tập bút ký thứ bảy, là cuốn sách thứ mười lăm của anh lần lượt ra đời và trân trọng gửi đến bạn đọc xa gần. Ngần ấy tác phẩm cũng đủ cho thấy năng lượng dồi dào, năng lực sung mãn, kiến thức sâu rộng về văn hóa, lịch sử, để vượt lên chính mình của Dương Phước Thu lớn đến nhường nào. Anh tìm tòi nghiên cứu, viết văn, làm báo không phải để tìm kiếm danh vọng, mà như một lẽ tự nhiên, sự đòi hỏi tự thân và duyên nợ với quê hương. Những bài bút ký của anh ra đời, xuất phát từ những vấn đề văn hóa, lịch sử tưởng như xưa cũ, và mặc định (về sự kiện, nhân vật, danh xưng…) gần gũi và gắn bó với cuộc sống đang diễn ra quanh ta mỗi ngày; bằng sự cẩn trọng vốn có, và lòng đam mê, anh đã chọn cho mình một cách tiếp cận vấn đề quen thuộc vừa cụ thể sinh động, vừa khoa học, để từ đó phát hiện ra những điều mới lạ mang tính thuyết phục cao. Có thể xem đây như thế mạnh, chất riêng có trong bút ký văn hóa, lịch sử của anh xuyên suốt cái “Nhìn từ Huế”.

Chất văn hóa cứ man mác trên từng trang bút ký, thấm đẫm trong văn hóa làng, lay động tâm thức mỗi người khi nghĩ về nguồn cội “Là người Việt Nam ai cũng có một ngôi làng nguồn cội. Mỗi độ xuân về hay vào những ngày giỗ chạp tổ tiên, dù đang làm ăn sinh sống ở bất cứ nơi đâu, thì trong tâm thức mỗi người Việt thường trỗi dậy nổi nhớ quê hương, nhớ về ngôi làng của mình với những thôi thúc sâu nặng. Bởi chính từ ngôi làng nguồn cội ấy, phù sa văn hóa đã nuôi dưỡng tâm hồn, giúp ta lớn lên. Cho ta thu nạp thêm nguồn năng lượng thấm sâu về “văn hóa làng mình” để rồi ra đi ngửa mặt với đời. Tôi người làng quê…” (1).

Tính lịch sử khách quan và khoa học hiện rõ trong từng sự kiện, nhân vật, danh xưng…được tác giả dẫn dắt, minh chứng đầy sức thuyết phục, để từ đó mỗi người thêm yêu quý  và trân trọng hơn mảnh đất mình đang sống: “Mỗi khi nhớ lại chuyện xưa, lòng tôi không khỏi bùi ngùi nghĩ về công đức của bao lớp tiền nhân đã dày công khó nhọc khai phá, mở mang địa cuộc này. Với chừng ấy thời gian trong hành trình tiến về phương Nam của dân tộc, từ trong tâm thức sâu thẳm của mỗi người con dân nước Việt, chắc chắn ai cũng có nỗi lòng hoài vọng, hướng về cố thổ tổ tông, cũng như để ôn lại và cần được hiểu sâu hơn giá trị lịch sử của từng tấc đất máu thịt Thuận Hóa mà ta đang sống trên một quốc gia Việt Nam hòa bình thống nhất hôm nay” (2) (Nghĩ về danh xưng Thuận Hóa).

Xin mượn lời nhận xét của nhà nghiên cứu lý luận văn học Hồ Thế Hà để thay cho lời kết: “Nhìn từ Huế là tập bút ký mới và là thành công mới của Dương Phước Thu sau một thời gian dài anh đi và viết, đọc và ngẫm, ấp ủ và dự định để anh cho ra mắt với bạn đọc. Cách làm việc cẩn trọng và nghiêm túc của anh đã giúp anh hình thành được phong cách viết ký của mình – phong cách ký lịch sử - văn hóa, qua đó, anh khai mở những góc khuất giá trị của lịch sử và văn hóa với cái nhìn song chiếu từ quá khứ đến hiện tại để rút ra bài học kinh nghiệm và bài học tinh thần cho cuộc sống và con người hiện tại trên tinh thần “ôn cố tri tân” có đồng thuận và phản biện quá khứ một cách khách quan, khoa học”(3).

Lê Viết Xuân

(1), (2), (3) Nhìn từ Huế, NXB Hội Nhà văn, năm 2016, tr 18, 19.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Return to top