ClockThứ Tư, 17/01/2018 08:02

Để có hình ảnh một chính quyền “thân dân”

TTH - Nhiều vụ xử lý công việc không đúng thẩm quyền của cán bộ xã, phường ở một số tỉnh, thành trên toàn quốc đã gây khó khăn và ảnh hưởng xấu, làm người dân bức xúc cho thấy một hình ảnh không tốt về trình độ và thái độ của đội ngũ cán bộ công quyền cấp cơ sở hiện nay.

Xây dựng lực lượng nòng cốt có độ tin cậyTạo đột phá trên các mặt xây dựng ĐảngĐổi mới công tác xây dựng Đảng theo hướng sát thực với tình hình địa phươngTâm huyết với công tác xây dựng ĐảngThực hiện tốt công tác tổ chức xây dựng Đảng trong giai đoạn mớiGắn xây dựng Đảng với sự nghiệp trồng ngườiGóp ý xây dựng Đảng: Kiên quyết loại trừ việc lợi dụng xây để chống

1. Tình trạng người dân bị “hành”, bị “gợi ý”, bị quát nạt, phải đi lại nhiều lần, phải chờ đợi mệt mỏi, hoặc chí ít thì cũng gặp thái độ lạnh lùng tẻ nhạt khi tiếp xúc với những người đại diện chính quyền mỗi khi họ “nhờ cậy” công việc gì đó không phải hiếm gặp và cũng không phải gần đây mới có. Các vụ việc diễn ra trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là việc ứng xử không đúng và không đẹp của cán bộ với Nhân dân, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận, làm Nhân dân mất lòng tin, làm xấu đi hình ảnh của chính quyền. Điều đó đang đặt ra yêu cầu chấn chỉnh mạnh mẽ. Nhưng làm sao để các cơ quan công quyền, gần gũi và phục vụ Nhân dân tốt hơn khi những vụ việc được phát hiện dường như còn ít hơn rất nhiều so với thực tế và các biện pháp chấn chỉnh còn chưa đủ mạnh?

Chỉ cần nêu thí dụ về các vụ “bút phê” của người đại diện UBND xã ở tỉnh Hải Dương vào bản khai sơ yếu lý lịch của công dân với nội dung được báo chí dẫn chứng chủ yếu là “nhận xét” về gia đình của người xin xác nhận lý lịch chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ (các khoản đóng góp) ở địa phương. Việc ghi như vậy của cán bộ xã, phường trong hồ sơ xác nhận lý lịch là không đúng thẩm quyền và không được phép. Đó là chưa kể ở nhiều nơi, các khoản thu này đã vượt quá sức dân và cũng đã có những biểu hiện lạm thu, không minh bạch. Lý do được đưa ra biện minh của các cán bộ cơ sở đã “phê quá tay” là “muốn người dân thực hiện tốt nghĩa vụ của mình ở địa phương” tỏ ra không thể thuyết phục. Lý do thật có lẽ “mờ ảo” hơn. Đó là bệnh thành tích vẫn bám chặt trong tư duy của các cán bộ này, muốn đốc thúc người dân đóng góp nhanh hơn để hoàn thành chỉ tiêu (!). Đó còn là tâm lý ưa thể hiện quyền lực với dân của những ông “quan cách mạng” (chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Tâm lý này trực tiếp sinh ra những hành vi hách dịch, độc đoán bề trên trong ứng xử với dân. Và cũng không ai dám chắc rằng nhũng nhiễu không sinh ra và đi kèm với vòi vĩnh theo kiểu “tham nhũng vặt” của những cán bộ “tầm thấp” (!) - loại tham nhũng vẫn được đánh giá là lan tràn phổ biến hơn rất nhiều những vụ tham nhũng lớn.

2. Liên hệ giữa người dân và các cơ quan công quyền trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ. Những cán bộ, công chức trong giao tiếp công việc với dân thể hiện hình ảnh đại diện của chính quyền để thực thi pháp luật, bảo đảm những quyền lợi chính đáng của Nhân dân. Họ được đào tạo, bổ nhiệm, trả lương để làm những công việc - việc công và cả những dịch vụ công cho Nhân dân theo đúng Hiến pháp, pháp luật để Nhân dân được “hưởng dụng” (chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) những quyền lợi chính đáng từ bộ máy chính quyền của mình và do mình xây dựng. Mối liên hệ giữa Nhân dân và chính quyền của chúng ta càng chặt chẽ, minh bạch và thân thiện càng bảo đảm tính dân chủ, do dân, vì dân của chính quyền, càng khẳng định quyền làm chủ của Nhân dân. Muốn thực hiện được mối liên hệ này cần phải tạo ra và bảo đảm một cơ chế dân chủ thực sự và toàn diện để Nhân dân có thể thực hiện được quyền dân chủ của mình. Công việc này chúng ta đang làm và sẽ còn tiếp tục làm mạnh hơn với những cam kết mạnh mẽ của người đứng đầu Chính phủ.

Ngày 20/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 76/SL ban hành Quy chế công chức Việt Nam. Đây là văn bản chính thức đầu tiên quy định chế độ công chức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Điều 2 của bản Quy chế ghi rõ về nghĩa vụ của người công chức: “Công chức Việt Nam phải phục vụ Nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những điều có hại đến thanh danh công chức, hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Những điều chính yếu đó cũng đã được luật hóa trong Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội khóa 12 thông qua năm 2008.

Nhiều tỉnh, thành, cơ quan cũng đã có những quy tắc ứng xử, quy chế làm việc khi tiếp dân theo những chỉ dẫn của Luật Cán bộ, công chức và yêu cầu cán bộ, công chức thực hiện đúng. Nhưng nhìn vào hiện trạng, dễ thấy vẫn còn sự vô cảm, vô tâm, không chấp hành đúng quy định pháp luật, vẫn còn những biểu hiện cậy quyền, lạm quyền, nhũng nhiễu, hành dân. Những tiêu cực gây ra những hậu quả xấu, làm mất lòng tin của Nhân dân vào chính quyền, làm hỏng những cố gắng xây dựng hình ảnh một chính quyền “thân dân”.

Những vụ việc liên quan đến những cán bộ là “công bộc của dân” (chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đều là những lỗi nhận thức của các cán bộ này về quyền hạn công vụ của mình và việc sử dụng quyền lực với dân. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao có đã đủ các quy định của luật, quy chế làm việc, quy tắc ứng xử... và cán bộ cũng đã được học những điều này mà vẫn xảy ra sai phạm? Câu trả lời nằm ở “khu vực” văn hóa ứng xử, đạo đức công vụ của cán bộ. Nhưng trước khi bàn đến việc thực hiện đạo đức công vụ của các “công bộc của dân” gắn với sự tự nhận thức và tự giác thực hiện, mọi hành vi, mọi công việc cần được điều chỉnh bằng luật với những chế tài cụ thể.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về phẩm chất và năng lực là một nhiệm vụ quan trọng bên cạnh việc tạo ra những cơ chế hoạt động hiệu quả để bộ máy chính quyền nâng cao được chất lượng hoạt động của mình trong vai trò quản lý nhà nước và vận hành những thiết chế xã hội, giữ vững sự nghiêm minh của luật pháp, của trật tự kỷ cương và đạt đến sự công bằng rộng rãi. Đó cũng là yêu cầu đặt ra của xã hội để các cơ quan công quyền gần gũi với Nhân dân, mạnh mẽ “kiến tạo và liêm chính” trong sự đồng thuận ủng hộ của đông đảo Nhân dân.

TS. Ngô Vương Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hình ảnh làm xấu du lịch Huế

Một trong những hình ảnh không đẹp xuất hiện tại thành phố hiện nay là nhiều người vô ý thức biến nơi công cộng thành "nhà vệ sinh công cộng".

Hình ảnh làm xấu du lịch Huế
Gắn kết giữa người dân và chính quyền

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã thực sự tạo cơ hội gắn kết các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình với chính quyền và các tổ chức nhà nước về lâm nghiệp... góp phần nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, bảo vệ rừng cho người dân.

Gắn kết giữa người dân và chính quyền
Thu hút du khách, quảng bá hình ảnh du lịch vào dịp tết

Tết Nguyên đán là đợt cao điểm của du lịch, cũng là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu cho năm mới. Hiện, ngành du lịch tỉnh cùng các đơn vị, doanh nghiệp triển khai nhiều dịch vụ để phục vụ du khách, đảm bảo cho du khách các trải nghiệm thú vị và an toàn.

Thu hút du khách, quảng bá hình ảnh du lịch vào dịp tết
Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận

Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành, địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (DDCI) năm 2023 cho thấy, đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền cấp huyện, thị và sở, ngành có nhiều dấu hiệu tích cực.

Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top