ClockThứ Hai, 29/11/2021 14:50

Để “huyết mạch” quốc gia hoàn thành đúng tiến độ

Nam Đông hỗ trợ người dân trên đường về quê qua tuyến cao tốc La Sơn - Túy LoanĐảm bảo an toàn thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn trong mùa mưa bão

 Một số đoạn cao tốc qua địa bàn TP. Huế chuẩn bị thảm nhựa

Cuối tháng 11/2017, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án (DA) Đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Đến ngày 30/9/2020, ngoài 3 DA thành phần của đường cao tốc Bắc - Nam, gồm đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 (Ninh Bình - Thanh Hóa), đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận) và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (Bình Thuận - Đồng Nai) đồng loạt khởi công, thì ở miền Trung, DA cao tốc Cam Lộ - La Sơn (Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) cũng được "bấm nút" thi công vào cuối năm 2019, hiện đang từng bước hình thành, kết nối với cao tốc La Sơn - Túy Loan tạo trục cao tốc xuyên Việt đầu tiên của Việt Nam.

Quá trình triển khai, gần đây, các DA trên gặp rất nhiều khó khăn có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ chung, như thiếu nguồn cung vật liệu và đặc biệt là ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tháo gỡ khó khăn, ngày 16/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho các DA đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc nói trên. Mới đây vào ngày 19/10, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 133/NQ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 60/NQ-CP. Nội dung của nghị quyết này không ngoài mục tiêu tháo gỡ nút thắt khâu cấp phép mới, tăng công suất cho các mỏ đã cấp phép tại các địa phương nơi có DA đi qua.

Tại Thừa Thiên Huế, cao tốc Cam Lộ - La Sơn đi qua dài gần 62 km. Một “điểm nghẽn” lớn nhất vừa qua là toàn tuyến còn thiếu khoảng 1 triệu m3 đất đắp nền. Tuy nhiên, với cơ chế đặc thù từ các Nghị quyết của Chính phủ đến nay khó khăn trên cơ bản được giải quyết, vì địa phương hiện có 17 mỏ đất còn thời gian hoạt động và cho phép thêm 3 mỏ tăng công suất khai thác phục vụ nhu cầu san lấp mặt bằng. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại 9 vị trí mới theo quy hoạch; lựa chọn một số đơn vị để cấp phép thăm dò, khai thác đất làm vật liệu san lấp... là điều thuận lợi để DA khắc phục tình trạng thiếu hụt đất san lấp.

Theo đại diện lãnh đạo Ban quản lý DA đường Hồ Chí Minh, chủ đầu tư DA cao tốc Cam Lộ - La Sơn, hiếm có DA nào mà trong vòng 4 tháng, Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết riêng biệt để gỡ khó nhằm đẩy nhanh tiến độ. Cũng trong khoảng thời gian đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì 3 hội nghị trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai các DA này với thông điệp cụ thể: “Không chấp nhận lùi tiến độ xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam như đã cam kết”.

Hiện nay, cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã hoàn thiện hơn 65% khối lượng công việc. Vướng mắc lớn trong thời điểm này là ảnh hưởng thời tiết và dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở địa phương. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Vũ Quý, Giám đốc BQL đường Hồ Chí Minh, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và bộ ngành chức năng, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công đã tổ chức xây dựng phương án, khắc phục khó khăn khách quan, bám sát công trường đẩy mạnh tiến độ, phấn đấu đưa cao tốc Cam Lộ - La Sơn hoàn thành vào cuối năm 2022.

Có thể thấy, DA đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đang nhận được sự quan tâm, ưu tiên đặc biệt của Chính phủ. Đây là những DA được kỳ vọng sẽ tạo ra mũi đột phá phát triển kinh tế của đất nước thời gian tới.

Theo Bộ GTVT, trong các phương thức vận tải hiện nay ở nước ta, gồm đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa thì vận tải đường bộ chiếm tới hơn 70% tỷ trọng hàng hóa lưu thông và 90% tỷ trọng vận chuyển hành khách. Dù chiếm vị trí quan trọng bậc nhất như thế, nhưng hệ thống hạ tầng giao thông này đang bộc lộ nhiều hạn chế. Quốc lộ 1 - trục giao thông đường bộ xuyên quốc gia đang ngày càng bị quá tải, xuống cấp. Trong bối cảnh đó, việc dành ưu tiên đặc biệt để hoàn thành các DA đường cao tốc Bắc - Nam là nhu cầu cấp thiết. Bởi các DA này không chỉ giúp khắc phục những hạn chế đang tồn tại của mạng lưới hạ tầng giao thông đường bộ mà còn là cú hích lớn đối với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư… đối với các địa phương có DA đi qua.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công

Hiện tại khối lượng thi công của một số gói thầu thuộc Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế còn hạn chế. Ban Quản lý dự án (QLDA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế yêu cầu toàn bộ các nhà thầu tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tăng cường nhân, vật lực, tăng mũi thi công, tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công
Đề xuất giải pháp hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội

Tại hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội diễn ra ngày 16/3, Bộ Xây dựng đã kiến nghị nhiều giải pháp để đảm bảo mục tiêu hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024.

Đề xuất giải pháp hoàn thành 130 000 căn nhà ở xã hội
Bỏ khung giá đất: Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nội dung bỏ khung giá đất (KGĐ). Đây là vấn đề khá nhiều địa phương trên cả nước mong chờ vì góp phần tháo gỡ những bất cập trong bồi thường, thu hồi đất xây dựng các công trình, dự án (DA).

Bỏ khung giá đất Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án

TIN MỚI

Return to top