ClockThứ Hai, 05/03/2018 12:15

Để mỗi nhà là "Gia đình học tập"

TTH - Từ nay đến năm 2022, phường Thủy Châu (Hương Thủy) phấn đấu 80% gia đình là “Gia đình học tập” và toàn phường Thủy Châu trở thành cộng đồng học tập.

Hương Thủy lo nhà cho người nghèoHương Thủy: Thu hơn 200 đơn vị máu tại buổi hiến máu tình nguyện đợt III

Thủy Châu tặng thưởng học sinh đậu kỳ thi đại học năm 2016-2017. Ảnh: Hồng Túy

Họ Phan khuyến học

Họ Phan ở Thủy Châu là một trong những dòng họ có tiền nhân khai canh, khai khẩn làng Thần Phù (tên làng của phường Thủy Châu) cách đây 500 năm. Truyền thống văn hóa của dòng họ được xây dựng, vun đắp và kế thừa qua nhiều thế hệ, trong đó có tinh thần hiếu học. Ý định thành lập hội khuyến học của dòng họ đã được đặt ra từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, do thiếu điều kiện về con người và kinh phí nên các hoạt động khuyến học của họ tộc mới chỉ giới hạn trong các chi, nhánh.

Hai năm trở lại đây, hoạt động khuyến học của họ Phan được nâng lên cấp dòng họ, thành lập được Hội Khuyến học dòng họ, có đủ hội trưởng, hội phó và thư ký theo dõi và điều phối các phần việc. Họ Phan chọn ngày chạp giỗ hằng năm vào ngày mùng 3 tháng Chạp để kết hợp tổ chức khen thưởng con cháu có thành tích học tập tốt và động viên, khuyến khích những cháu hiếu học có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Trong ngày này, ngoài phần quà và giấy khen của hội khuyến học họ tộc trao, các cháu còn được dâng hương hướng về ông bà tổ tiên tại nhà thờ họ, như cách để nhắc nhớ về cội nguồn, vun đắp thêm tinh thần hiếu học.

Theo ông Phan Ngọc Nhân, Hội trưởng Hội Khuyến học họ Phan, nhắc nhở con cháu hiếu thuận, chăm chỉ học hành là việc làm thường xuyên trong mỗi gia đình, mỗi chi, nhánh nhưng để đạt hiệu quả và lan rộng hơn phải có những hoạt động khuyến khích cụ thể. Việc thành lập Hội Khuyến học của họ Phan được các bậc cao niên đồng lòng ủng hộ và con cháu hưởng ứng tích cực. Các hoạt động khuyến học hướng đến 4 mục tiêu gồm: Động viên con cháu ra sức học tập tốt; góp phần giáo dục nhân cách cho các cháu; hướng các cháu có ý thức tốt về tổ tiên, cội nguồn và điều quan trọng nhất là bồi dưỡng cho các cháu ý thức lớn lên trở thành người có ích cho cộng đồng, xã hội.

Lan tỏa tinh thần khuyến học

Năm 2015, phường Thủy Châu hoàn thành trùng tu đền Văn Thánh, với tổng kinh phí khoảng 450 triệu đồng, hoàn toàn do Nhân dân đóng góp. Toàn thị xã Hương Thủy có 3 đền Văn Thánh, ở Thủy Thanh, Thủy Phù và Thủy Châu. Mỗi ngôi đền có mỗi hiện trạng khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung là nơi lưu giữ và nhắc nhở về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của bao thế hệ ông cha. Ý thức được giá trị tinh thần to lớn đó, từ tình trạng đền Văn Thánh ở địa phương xuống cấp nghiêm trọng, Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương phường Thủy Châu đã phát động và huy động sự đóng góp của những người con Thủy Châu xa quê và bà con Nhân dân của cả 45 họ, phái đang sinh sống tại địa phương.

Nhiều hoạt động khuyến học khác của phường Thủy Châu cũng được Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân quan tâm xây dựng và phát triển. Việc khuyến khích sự học của con em không chỉ được thực hiện ở những gia đình có điều kiện mà còn lan tỏa rộng rãi. Nhiều gia đình nghèo sẵn sàng vay mượn, nhận sự hỗ trợ của cộng đồng để đầu tư cho con cái học tập.

Trong 5 năm qua, Thủy Châu huy động được hơn 430 triệu đồng để hằng năm phát thưởng cho con em có kết quả học tập xuất sắc và những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng luôn ở mức cao. Nếu tính về số lượng, tuy có tăng giảm theo các năm nhưng là do số học sinh theo từng năm không đồng đều. Thời gian này, đã có 429 học sinh đạt thành tích tốt trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp thị xã trở lên được khen thưởng và có hơn 300 học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng được biểu dương, tặng thưởng.

Ông Phan Ngọc Biển, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Thủy Châu, tin tưởng: Sau khi đền Văn Thánh được trùng tu và trở thành địa chỉ sinh hoạt tâm linh thường xuyên của Nhân dân, chúng tôi nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt trong kết quả học tập của con em Thủy Châu.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top