ClockThứ Bảy, 27/08/2022 15:28

Để ngăn chặn triệt để nạn đánh bắt cá bằng xung điện

TTH - Từ lâu, vấn đề đánh bắt thủy sản bằng xung điện đã diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Riêng tại Thừa Thiên Huế, nhiều nơi đã tìm cách ngăn chặn và nghiêm cấm các hành vi trái pháp luật này.

"Răn đe" nạn đánh bắt thủy sản bằng xung điện

Tuy nhiên, nhìn lại thực trạng hiện nay thì vẫn còn nhiều nơi buông lỏng quản lý, không kiểm tra giám sát hoạt động đánh bắt cá bằng xung điện. Hậu quả là nạn hủy diệt môi trường sinh vật tự nhiên trong ao hồ, đồng ruộng, sông suối... diễn ra rất nghiêm trọng. Có phường, xã xem như không hề quan tâm đến tác hại của nạn đánh bắt này... Bởi vậy, ngay giữa ban ngày, người đánh bắt xung điện (tên thường gọi ở quê là "đi rà điện") vẫn cứ ngang nhiên lộng hành.

Đánh bắt cá bằng điện là hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh: D. Trương

Có điều thật vô lý và hết sức mâu thuẫn là hai địa phương ở cạnh nhau, nhưng một nơi thì làm rất tốt trách nhiệm quản lý và ngăn cấm gần như tuyệt đối việc đánh bắt xung điện. Trong khi đó, nơi bên cạnh lại buông lỏng, thả nổi để ai làm gì thì cứ tự nhiên thoải mái... Điều đó chứng tỏ giải pháp và quyết tâm là bài học cần rút ra để thực hiện chủ trương ngăn chặn tiến đến chấm dứt đánh bắt cá bằng xung điện.

Riêng bản thân tôi là người lớn lên từ nông thôn, vùng quê sông nước nên đã từng chứng kiến tận mắt tác hại nhiều mặt của việc rà điện đánh bắt cá... Thực tế nhiều năm qua, các loại cá mại, cá cấn, cá rô đồng, cá diếc... bị hủy diệt gần như mất dần. Điều này lý giải vì sao ngoài chợ hiện nay mấy loại đặc sản này rất hiếm thấy và giá đắt đỏ.

Trở lại vấn đề giải pháp, tôi xin có mấy điều kiến nghị:

- Cần có quyết tâm thực hiện chủ trương bảo vệ nguồn lợi thủy sản thống nhất từ Trung ương đến địa phương để quyết tâm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt nạn đánh bắt cá bằng xung điện.

- Đối với Thừa Thiên Huế, cần có giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ tỉnh đến cấp xã, phường, thôn, xóm... Trước hết mở đợt tuyên truyền tập trung về tác hại của hành vi trái luật pháp cho phép. Bố trí đủ lực lượng cần thiết để kiểm tra, giám sát từ cơ sở, đặc biệt cần tăng cường ở các địa bàn xung yếu, nhiều người vi phạm...

- Chú ý biểu dương, nêu điển hình những nơi làm tốt, xử phạt thích đáng (Theo Luật Thủy sản 2017) các đối tượng không chấp hành quy định đề ra. Nhắc nhở, phê bình nghiêm túc, kể cả xử lý cán bộ địa phương buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện tràn lan.

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên quý giá của quốc gia. Nguồn lợi dù giàu có phong phú đến đâu, nếu không được bảo vệ và phát triển thì cũng đến hồi cạn kiệt.

VĂN CÔNG TOÀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

Hưởng ứng thư kêu gọi của UBND tỉnh về việc, toàn dân thực hiện cuộc vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo thời gian qua, công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã thu hồi nhiều loại súng, đầu đạn pháo, CCHT các loại; góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo
Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn

Dù ngành chức năng đã có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng mua bán trái phép hóa đơn (HĐ), nhưng vấn nạn này vẫn âm ỉ xảy ra trong đời sống xã hội.

Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Nhận giải pháp triệt để cho bài toán chi phí tại Hội thảo du học các nước của INEC

Chi phí là một trong những yếu tố quyết định bạn có thể du học được hay không. Làm sao để du học thành công mà vẫn tối ưu chi phí? Mời bạn đến gặp chuyên gia và nhận giải pháp triệt để cho bài toán đầu tư tài chính du học hiệu quả tại Hội thảo du học các nước sẽ diễn ra sáng 17/03/2024 tại Đà Nẵng nhé.

Nhận giải pháp triệt để cho bài toán chi phí tại Hội thảo du học các nước của INEC
1/5 các loài cá trên sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng

Một báo cáo mới của các nhóm bảo tồn vừa công bố hôm nay (4/3) cho biết sự phát triển không bền vững đang đe dọa sức khỏe và sự đa dạng của quần thể cá ở sông Mekong, với 1/5 loài cá trên huyết mạch chính của Đông Nam Á đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

1 5 các loài cá trên sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng
Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá

Tình trạng sử dụng lưới vây và các dụng cụ khoanh vùng mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để nuôi trồng, khai thác thủy sản gây ảnh hưởng đến dòng chảy và môi trường sinh thái, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá. Cùng với các địa phương, huyện Phú Lộc đang quyết liệt hơn để giải quyết, ngăn chặn nạn chiếm dụng trái phép mặt nước trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá

TIN MỚI

Return to top