Đề nghị EVN khẩn trương kiểm toán chi phí sản xuất kinh doanh điện
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.
Công nhân Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội vận hành cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn. Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN
Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị EVN tập trung nguồn lực, hoàn thành quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022, báo cáo tài chính của công ty mẹ tập đoàn và các đơn vị thành viên. Mặt khác, phải làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán báo cáo theo đúng quy định.
Trên cơ sở quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính năm 2022 của công ty mẹ và các đơn vị thành viên, bước tiếp theo Bộ Công Thương sẽ công bố công khai kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022.
Đây cũng là căn cứ để Bộ Công Thương hoàn thành tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Đề nghị này của Bộ Công Thương đưa ra trong bối cảnh EVN mong muốn sớm được chấp thuận đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức đủ lớn để EVN đảm bảo cân bằng tài chính năm 2023 và không làm mất vốn của nhà nước đầu tư tại EVN.
Ngoài ra, EVN cũng đề xuất Bộ Công Thương tăng gần 4% giá điện truyền tải lên 79,09 đồng/kWh so với mức đã được duyệt từ tháng 5/2022 mức 75,85 đồng/kWh. Việc này nhằm đảm bảo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) không bị lỗ.
Trước đó, trong báo cáo vừa gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương, EVN cho biết, ước tính năm 2022, công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 28.876 tỷ đồng.
Năm 2023, nếu giá bán lẻ điện giữ nguyên theo giá điện hiện hành, thì số lỗ dự kiến lên đến 64.941 tỷ đồng; trong đó 6 tháng đầu năm sẽ lỗ 44.099 tỷ đồng và 6 tháng cuối năm lỗ 20.842 tỷ đồng.
Như vậy, tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN luỹ kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỷ đồng.
Với số lỗ dự kiến trên, EVN nhận định, nếu năm 2023 không được tăng giá điện ở mức phù hợp, EVN sẽ bị mất cân đối dòng tiền hoạt động.
Theo TTXVN
- Tắt đèn, "bật sáng" tương lai (24/03)
- Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công (24/03)
- Tiếp tục triển khai dự án chỉnh trang đường Hai Bà Trưng (Khu C) (24/03)
- Chọn sửa thiết bị điện tử chuyên nghiệp để không ân hận (23/03)
- Thị trường bất động sản bắt đầu có giao dịch trở lại (23/03)
- Mắm Quảng Công ngày càng đi xa (23/03)
- Phát triển văn hóa doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân đủ tài, đủ tâm, đủ tầm (23/03)
- Có nên mua iPhone 12 cũ? Đánh giá và khuyến nghị (23/03)
-
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công
- Tiếp tục triển khai dự án chỉnh trang đường Hai Bà Trưng (Khu C)
- Phát triển văn hóa doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân đủ tài, đủ tâm, đủ tầm
- Nâng cao chất lượng khảo sát mỏ vật liệu làm cao tốc
- Tìm vị trí đổ thải cho Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế
- Hợp tác nghiên cứu khai thác, chế biến than bùn
- Định hướng không gian đô thị
- Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định số 14/2018/NĐ-CP thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch
- Ngày nước Thế giới 22/3: "Thúc đẩy sự thay đổi"
- Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới, giãn chu kỳ kiểm định xe
-
Quy định mới về giao thông chuẩn bị cho tuyến phố đi bộ Hai Bà Trưng
- Nhà ga hành khách T2 dự kiến khánh thành vào cuối tháng 4/2023
- Đô thị Huế: Chuyển mình theo năm tháng
- 1.400 tỷ đồng tiếp tục đầu tư cải thiện hạ tầng môi trường tại TP. Huế
- Thu hút đầu tư năm 2023: Hướng vào các lĩnh vực trọng tâm
- Chỉnh trang đô thị vệ tinh từ các dự án trọng điểm
- Định hướng không gian đô thị
- Phát triển vùng trồng và chế biến dược liệu ở Phong Điền
- Hoàn trả các đường công vụ cao tốc Cam Lộ-La Sơn vào tháng 6/2023
- Tạo động lực chuyển đổi số trong doanh nghiệp