ClockThứ Bảy, 29/05/2021 11:48

Đề nghị hỗ trợ kit tách chiết RNA và test nhanh kháng thể phục vụ phòng chống dịch

TTH.VN - Sáng 29/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh kêu gọi ủng hộ phòng, chống dịch COVID - 19Xây dựng phương án phòng chống dịch phù hợp trong trạng thái bình thường mới4 bệnh nhân nhiễm COVID-19 được xuất việnChỉ có 5-10% doanh nghiệp, nhà máy cập nhật Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19‘Không được có suy nghĩ dịch chỉ ở trong KCN’Đánh giá tác động của dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏPhát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID - 19

Tại Huế, tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng với các thành viên Ban chỉ đạo.

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ tại điểm cầu Huế 

Sẽ công bố các gene virus lây nhiễm COVID-19

Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết vừa qua đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4. Với sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chính phủ cùng các cơ quan liên quan đã vào cuộc đồng bộ.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhận định tình hình mới diễn biến phức tạp hơn, do vậy phải có biện pháp phòng, chống dịch tích cực hơn, quyết liệt hơn và thần tốc hơn mới đẩy lùi, kiềm chế bùng phát dịch, đặc biệt tại các thành phố, các khu công nghiệp lớn.

“Tình hình khác thì phải có giải pháp mới mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Tinh thần là thần tốc, quyết liệt, hiệu quả hơn, chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện nay xuất hiện nhiều ổ dịch lớn cùng một lúc ở một số tỉnh, thành phố. Hình thái lây nhiễm nổi trội nhất trong thời điểm hiện nay là lây nhiễm trong khu công nghiệp, sau đó lây nhiễm từ khu công nghiệp ra cộng đồng và từ cộng đồng lây ngược lại khu công nghiệp.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện nay qua giải trình tự gen virus trên các bệnh nhân ở Việt Nam cho thấy có hai biến chủng đang phổ biến là chủng từ Ấn Độ và chủng từ Anh. Trong đó, chủng của Ấn Độ đang phổ biến nhất, chủng Anh chỉ có ở Đà Nẵng và một số địa phương khác.

Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, cơ quan y tế phát hiện chủng mới có sự lai tạo giữa chủng từ Ấn Độ và chủng từ Anh. Theo đó, trên chủng Ấn Độ có những đột biến gen của chủng Anh. Đặc điểm của chủng này lây nhanh, phát tán rộng trong không khí, nồng độ virus trong dịch cổ họng tăng rất nhanh và phát tán rất mạnh ra môi trường xung quanh. Số ca mắc tăng rất nhanh và lan rộng trong thời gian ngắn. "Tới đây chúng tôi sẽ công bố toàn bộ gen trên thế giới", Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Cần có hướng dẫn khung ứng xử phòng chống dịch COVID-19 chung cho toàn quốc 

Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 Thừa Thiên Huế, ca ghi nhận nhiễm COVID-19 đầu tiên vào ngày 8/5/2021 (mã bệnh nhân BN3211) đến ngày 13/5/2021, trên địa bàn đã ghi nhận 5 ca mắc trong cộng đồng, và đều có nguồn lây từ thành phố Đà Nẵng. Hiện, có 4/5 bệnh nhân điều trị khỏi bệnh và xuất viện.

Từ ngày 13/5/2021 đến nay, đã qua 16 ngày Thừa Thiên Huế chưa ghi nhận ca mắc mới trên địa bàn.

Có được kết quả trên là do tỉnh đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp. Theo đó, yêu cầu người dân ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; hạn chế tập trung đông người…

Chỉ đạo lực lượng quân đội, công an, các cơ quan liên quan và địa phương quản lý, siết chặt biên giới, tổ chức kiểm tra chốt chặn 24/24, nhất là các tuyến đường mòn, lối mở, đường tắt thông qua biên giới, ngăn chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép qua biên giới Việt - Lào.

Đến nay, đã tạm dừng các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, pub beer, massage, rạp chiếu phim, các cơ sở kinh doanh game, trò chơi điện tử; các câu lạc bộ thể dục, thể thao trong nhà, ngoài trời; dừng các hoạt động vui chơi, giải trí; tạm dừng hoạt động các điểm di tích lịch sử, văn hóa; các khu, điểm du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật... Tạm dừng các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.

Tạm dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết, trường hợp thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định; không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và các địa điểm phục vụ công tác bầu cử; nơi công cộng yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người.

Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán cafe...) được phép hoạt động nhưng tối đa không quá 10 người, phải thực hiện giãn cách, quét mã QR và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo quy định... Tỉnh đã thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là cố gắng phong tỏa gọn nhất có thể.

Tỉnh kiến nghị Chính phủ: Hiện tại địa phương đang có dịch, đồng thời do vị trí địa lý có đường quốc lộ đi qua và nhu cầu giao thương, đi lại của người dân cao dẫn đến nguy cơ lây nhiễm rất cao nên nhu cầu xét nghiệm mở rộng tầm soát lớn. Đề nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo trung ương hỗ trợ, điều phối bộ kit định tính PCR, bộ kít tách chiết RNA và test nhanh kháng thể cho tỉnh đảm bảo phòng chống dịch.

Đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế phân bổ thêm vắc - xin cho địa phương để đảm bảo tiêm phòng cho các nhóm đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP.  Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế cần có hướng dẫn khung ứng xử phòng chống dịch COVID-19 chung cho toàn quốc theo phân loại từng mức độ nguy cơ dịch bệnh để các địa phương thống nhất thực hiện.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Ngày 12/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết đang phối hợp theo dõi một ca bệnh sốt rét ngoại lai tại Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Các y bác sĩ tiếp tục điều trị do bệnh nhân đang mang thai 19 tuần tuổi.

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

Ngày 23/2, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024 và thúc đẩy loại trừ sốt rét ở Việt Nam”. Đầu cầu Thừa Thiên Huế có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT Phong Điền, Nam Đông, A Lưới.

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030
Cao tốc Cam Lộ- La Sơn: Trình Chính phủ nâng cấp hoàn chỉnh 4 làn xe

Đó là thông tin chúng tôi nhận được từ lãnh đạo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh (chủ đầu tư) sau vụ tai nạn thương tâm xảy ra ngày 18/2 vừa qua trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn qua địa bàn huyện Phong Điền (Thừa thiên Huế). Đây cũng là đề xuất của đơn vị trên sau khi đưa vào hoạt động thời gian ngắn, cao tốc này đã bộc lộ nhiều bất cập.

Cao tốc Cam Lộ- La Sơn Trình Chính phủ nâng cấp hoàn chỉnh 4 làn xe
Return to top