ClockThứ Hai, 27/09/2021 15:07

Để người dân “thấm”

TTH - Kết hợp uyển chuyển nhiều hình thức để người dân dễ “thấm”, đoàn viên Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân là lực lượng xung kích, có nhiều đóng góp trong tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trên các xã biên giới.

Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng” tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng VânKhảo sát thực địa đấu nối giao thông tại cửa khẩu Hồng Vân, A LướiTrao tặng thiết bị phục vụ công tác đối ngoại cho Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân

Vận động người dân ký cam kết

Khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cũng là lúc tại các xã biên giới thuộc địa bàn do Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân quản lý, tiếng loa lưu động “theo chân” bộ đội biên phòng, tuyên truyền phòng, chống dịch “len lỏi” đến những “ngóc ngách” thôn xóm, đến những căn nhà ở nơi xa xôi nhất.

Trung úy Phạm Thái Sơn, Phó Bí thư Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân chia sẻ: Nơi dải đất biên giới còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, người dân phần lớn “quanh quẩn” với nương rẫy, nên càng phải được tuyên truyền, trang bị kiến thức và nâng cao ý thức chấp hành phòng, chống dịch. Do đó, Chi đoàn xác định đây là hoạt động “mũi nhọn” trong chiến dịch hè năm nay.

Để thực hiện tốt nhất, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân phối hợp chặt chẽ với lực lượng Xã đoàn và Công an xã Hồng Vân. Mỗi sáng sớm, từ trụ sở UBND xã Hồng Vân, các anh chia nhiều nhóm, chở theo chiếc loa, phát nội dung tuyên truyền về quy định không được nhập cảnh, xuất cảnh trái phép, không “tiếp tay” cho những đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới, nghiêm túc thực hiện 5K…, chầm chậm chạy xe máy trên khắp các ngã đường. Đồng thời, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền và hướng dẫn người dân ký cam kết tuân thủ phòng, chống dịch.

Theo Phó Bí thư Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân: Bên cạnh phối hợp với lực lượng Xã đoàn và Công an xã Hồng Vân, các anh còn nhờ các trưởng thôn, những người hiểu tiếng mẹ đẻ, hiểu phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, được bà con tín nhiệm như bà Nguyễn Thị Hồng Phượng (trưởng thôn Ka Cú 2), ông Trần Xuân Oai (Trưởng thôn Ta Ay Ta), ông Hồ Văn Hằng (Trưởng thôn Kê), ông Hồ Xuân Thêm (thôn Ta Lo A Hố) cùng “tháo gỡ” những trường hợp khó.

Nhờ vậy, đến nay đã có 600 bản cam kết của 600 hộ gia đình trên 3 xã biên giới do đồn Hồng Vân quản lý, được ký kết nghiêm túc thực hiện phòng, chống dịch. Đó là động lực để các anh tiếp tục xung kích, nỗ lực thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phòng dịch. "Hiện, chi đoàn đang lên phương án ghi âm nội dung tuyên truyền bằng tiếng mẹ đẻ của đồng bào, phát song song với bản tiếng Kinh khi đi tuyên truyền lưu động, trình Ban Chỉ huy đồn xem xét, phê duyệt. Nếu thực hiện được điều này, việc tuyên truyền sẽ dễ dàng "thấm" vào cuộc sống bà con hơn" - Trung úy Sơn bày tỏ.

Thượng tá Nguyễn Trung Sơn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân chia sẻ, giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn, già cả hoặc đóng góp công sức trong nhưng hoạt động cộng đồng, cũng là cách đặt “nền móng” vững chắc cho công tác tuyên truyền phòng, chống dịch của lực lượng đoàn viên Chi đoàn nói riêng, công tác vận động quần chúng của đơn vị...".

Mới đây, những đoàn viên nòng cốt của Chi đoàn, như Trung úy Phạm Thái Sơn, Thượng úy Hồ Văn Thảo, Thượng úy Nguyễn Minh Khánh Vũ, được Ban Chỉ huy đồn Hồng Vân phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình “Du lịch cộng đồng - đồng hành cùng người nghèo”, đã bỏ tiền cá nhân, dựng một chòi nghỉ chân “tình quân dân” (trong chuỗi 5 chòi của hợp tác xã, sau khi hoàn thành giao cho hợp tác xã quản lý) bên bờ suối A Lin (trên địa bàn xã Trung Sơn) để khách du lịch thuê, gây nguồn kinh phí giúp người nghèo. Đồng thời, các anh không quản ngại vất vả giúp vợ chồng cụ Quỳnh Xăng (trên 80 tuổi) từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống. “Điều đó khiến người dân trên địa bàn tin, yêu bộ đội biên phòng, nghe theo tuyên truyền, vận động của chúng tôi, thực hiện phòng, chống dịch” - Thượng tá Hồ Văn Hiệp, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân nói.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rộn rã Ngày hội biên phòng toàn dân

Chiều 28/2, UBND xã Lộc Vĩnh ( Phú Lộc) phối hợp Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng (BPCK) Chân Mây tổ chức điểm tại tuyến biên giới biển "Ngày hội Biên phòng toàn dân" năm 2024. Đây là hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959-3/3/2024); 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2024).

Rộn rã Ngày hội biên phòng toàn dân
Tuyên truyền pháp luật về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Ngày 25/1, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp với UBND xã Phú Thuận (Phú Vang) tổ chức tuyên truyền một số quy định của pháp luật về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) cho ngư dân trên địa bàn.

Tuyên truyền pháp luật về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
Nâng cao công tác dân vận, tuyên truyền xây dựng nền quốc phòng toàn dân

Chiều 14/12, tại Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An, Ban Chỉ đạo thực hiện chỉ thị 01 TP. Huế tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTG ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới”, nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 01 trong năm 2023, triển khai nhiệm vụ trong năm 2024.

Nâng cao công tác dân vận, tuyên truyền xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Gần 30 triệu đồng thực hiện chương trình "Đông ấm cho em"

Ngày 21/11, tại Trường tiểu học Thái Dương (xã Hải Dương, TP. Huế), Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Thuận An phối hợp với Xã đoàn Hải Dương và các mạnh thường quân tổ chức chương trình “Đông ấm cho em”, trao 60 suất học bổng khuyến học; 200 chiếc áo mới (trong đó 100 áo ấm) cho học sinh khó khăn của nhà trường. Tổng trị giá chương trình gần 30 triệu đồng.

Gần 30 triệu đồng thực hiện chương trình Đông ấm cho em
Return to top