ClockThứ Hai, 19/08/2013 10:52

Để người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

TTH - Trong những ngày qua, người dân các huyện phú Vang, Phong Điền rất hào hứng mua sắm tại các phiên chợ bán hàng Việt về nông thôn do Sở Công Thương phối hợp với các địa phương tổ chức. Từ nay đến đầu tháng 9/2013, 3 phiên chợ tương tự cũng sẽ được tổ chức ở các huyện Quảng Điền, Nam Đông, A Lưới. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân tại địa bàn nông thôn, vừa tôn vinh thương hiệu Việt của các doanh nghiệp.

Ở nước ta, người dân sống ở nông thôn, miền núi hiện chiếm khoảng 70% dân số. Đây là thị trường rộng lớn, không quá khó tính, nhưng do giao thông cách trở các nhà sản xuất trong nước ít đầu tư phát triển thị trường khu vực này. Các kênh phân phối hàng Việt về nông thôn chủ yếu dựa vào các chợ truyền thống. Bên cạnh đó, do công tác quản lý thị trường thiếu chặt chẽ nên nhiều loại hàng hoá trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không đăng ký chất lượng, nhất là các loại hàng hoá Trung Quốc nhập lậu… có cơ hội chiếm lĩnh thị trường ở các chợ truyền thống. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu gặp không ít thách thức, luôn phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá thì việc chiếm lĩnh thị trường trong nước nói chung và khu vực nông thôn, miền núi nói riêng là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. 

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Bộ Chính trị phát động từ năm 2009, nhận được sự tham gia cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân, khơi dậy được ý thức tự cường, lòng tự hào dân tộc. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, 6 tháng đầu năm 2013, có 10 doanh nghiệp tổ chức 27 chuyến hàng đưa hàng Việt về bán tại địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các khu công nghiệp, với tổng doanh số bán ra đạt trên 2 tỷ đồng. Qua những đợt đưa hàng về phục vụ thị trường nông thôn, nhiều doanh nghiệp tìm được giải pháp kích cầu, mở rộng mạng lưới phân phối, tăng doanh số từ các phiên chợ này.
 
Tuy nhiên, để hàng Việt chiếm lĩnh được thị trường nông thôn, miền núi vẫn còn nhiều việc phải làm. Đó là, cần có những chính sách phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp; kiên quyết đấu tranh chống gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng, kết nối giữa nhà sản xuất với nhà phân phối, nhà bán lẻ tại địa phương. Với các doanh nghiệp, đi đôi với phát triển sản xuất, việc tổ chức hệ thống phân phối cần được quan tâm, nhất là thị trường nông thôn rộng lớn. Thực tế, hiện nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất được những mặt hàng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, nhưng do không tổ chức tốt khâu tiêu thụ nên hàng hoá không đến được với người tiêu dùng; hoặc do qua nhiều khâu trung gian, giá cả đội lên cao không được người tiêu dùng chấp nhận. Tôi từng tìm hiểu và thấy cách tổ chức hệ thống phân phối của các nhãn hàng lớn như: Lavi, Univer, Xmen... rất hiệu quả, hàng hoá có mặt ở khắp các vùng nông nông. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc tự tổ chức hệ thống phân phối là việc không dễ, nhưng nếu biết liên kết thì không phải không thực hiện được.
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do UVTW Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ băn Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023.

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn
Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Return to top