ClockThứ Tư, 28/09/2016 13:50

Đề phòng tai nạn từ xe kéo

TTH - Theo các điều 6 và 8 Nghị định 171 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt thì người điều khiển xe đạp,xe máy kéo theo các phương tiện khác thì sẽ bị xử phạt. Thế nhưng người ta vẫn cố tình vi phạm…

Xe kéo là phương tiện thông thường và tiện dụng của người dân dùng để vận chuyển hàng hóa.  Nguyên nghĩa của xe kéo là dùng tay và sức người để kéo xe. Có thể nói đây là phương tiện xe thô sơ rất tiện lợi trong vận chuyển hàng hóa thông thường,dễ dàng đi lại các đường nhỏ hẹp. Quan trọng hơn là giả cả vận chuyển vừa phải,phù hợp với mọi người có nhu cầu sử dụng.

Điều đáng nói ở đây là người điều khiển thay vì dùng sức người kéo xe thì được thay bằng phương tiện xe máy hoặc xe đạp kéo. Hàng ngày đi trên đường thường thấy các loại xe kéo kiểu này để vận chuyển . Các loại hàng hóa thông thường đã đành,nhưng cũng có những loại “siêu trường, siêu trọng” như gỗ, tôn, sắt thép xây dựng… thậm chí cả những tấm pano quảng cáo cồng kềnh cao lút tầm nhìn. Không hiếm gặp trên đường các xe kéo chở sắt thép xây dựng dài hơn cả chiều dài xe ô tô vận tải. Xe máy, xe đạp được “chế” thêm bộ phận như xe kéo rơ mooc để gắn vào xe kéo. Hầu hết các loại xe kéo đi trên đường ít khi thấy người kéo xe theo đúng chức năng vốn có của nó. Theo đánh giá của chủ các phương tiện loại này thì chở được nhiều hơn, tốn ít sức hơn,giá vận chuyển ít hơn và quan trọng là tăng vòng quay nhiều lần đồng nghĩa  là thu nhập của người điều khiển cũng cao hơn. Có dịp nói chuyện với các “tài xế” được biết: bây giờ ít người dùng tay kéo xe mà chủ yếu là buộc vào xe máy, xe đạp để kéo,vừa đỡ tốn sức vừa đi nhanh hơn. Hỏi họ có biết đi như vậy là vi phạm Luật giao thông không thì được hồn nhiên trả lời là biết nhưng ít khi thấy CSGT thổi phạt hoặc đến gần bục giao thông thì xuống xe đẩy bộ, thế là xong. Có người còn nói đùa rằng CSGT thổi thì xin,không nỡ phạt (mà phạt cũng chẳng có đủ tiền, lại gây thêm ách tắc). Nhiều lần chứng kiến xe kéo loại này ủi vào xe máy và ô tô,vì xe loại này khi kéo quá nặng phanh không thể dừng ngay được. Nhà thiết kế đã tính toán về độ an toàn của phanh xe máy,xe đạp, không thể phanh nổi một trọng lượng nhiều gấp mấy lần thiết kế đối với xe kéo kiểu này, nhất là khi xuống dốc

Xe kéo tuy chưa gây tại nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng nhưng là hiểm họa khó lường và “góp phần” cho ách tắc giao thông. Đã không ít lần chứng kiến xe kéo gây tai nạn với các phương tiện khác, nhưng người bị hại cũng chịu thua, hòa cả làng vì biết rằng bắt đền mấy ông này cũng “giơ mạng cùi”, tốt nhất là nên tránh xa.

Mức phạt theo quy định đã có, khoản phạt tiền tuy không cao,nhưng đối với người lao động thì nó là nguồn thu nhập đáng kể hàng ngày. Tuy vậy đây là hành vi cố ý của người điều khiển và hiểm họa tai nạn là không tránh khỏi. Thiết nghĩ các lực lượng kiểm soát giao thông cần lưu ý để kiểm tra nhắc nhở không thể bỏ qua đối với loại xe kéo kiểu này. Các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng cũng không nên vì tiết kiệm phí vận chuyển mà sử dụng phương tiện vận không đúng quy định,vi phạm luật. Lợi thì có lợi nhưng khi xảy ra tai nạn thì khó chi phí nào bù đắp lại được.

NGUYỄN  PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đừng nhanh vài phút… mà khổ nhiều người

Ngày nào đi đón con ở Trường tiểu học Trần Quốc Toản, phường Đông Ba, TP. Huế tôi cũng chứng kiến rất nhiều người cố tình đi ngược chiều tại cửa Thượng Tứ. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn gây nguy hiểm cho bản thân và cả người đi đường.

Đừng nhanh vài phút… mà khổ nhiều người
Hơn cả sự lãng phí!

Ngày ngày trên các cung đường, thấy xe khách, xe tải đua nhau ào ào phóng, ào ào vượt, cảm giác rất bất an, nghĩ, chạy kiểu ấy thế nào có ngày cũng… chết. Mà đúng là chết thật! Rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra, làm nhiều người chết, nhiều phương tiện hư hỏng nặng, khiến giao thông ách tắc trong nhiều giờ…

Hơn cả sự lãng phí
Đi ngược chiều: Phạm luật & nguy hiểm

Hằng ngày, tôi đi làm và chứng kiến rất nhiều người chỉ vì muốn nhanh một chút đã cố tình đi ngược chiều. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, liều lĩnh, là thói quen nguy hiểm cho cả bản thân lẫn người đi đường.

Đi ngược chiều Phạm luật  nguy hiểm
Phạt “nguội”, nhưng “nóng”

Bắt đầu áp dụng dán thông báo phạt “nguội” trên kính ô tô, là hình thức mới vừa được Công an TP. Huế áp dụng nhằm xử phạt các ô tô đỗ trái phép, không có tài xế trên xe hoặc tài xế không hợp tác. Thông tin trên trước hết “nóng” với cánh tài xế, được dư luận đồng tình ủng hộ.

Phạt “nguội”, nhưng “nóng”
Return to top