Thế giới

Để phục hồi ngành du lịch châu Á-Thái Bình Dương

ClockThứ Tư, 05/08/2020 15:48
TTH.VN - Thúc đẩy du lịch nội địa và sử dụng “bong bóng du lịch” sẽ là “phao cứu sinh” cho ngành du lịch vốn đang vật lộn với rất nhiều khó khăn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Du lịch Châu Á cần “khác” khi phục hồi từ đại dịchTriển vọng và thách thức cho quá trình phục hồi du lịch Đông Nam ÁASEAN hợp nhất nỗ lực phục hồi du lịch khu vựcCần chiến lược vượt trội để đảm bảo sự phục hồi du lịch

"Bong bóng du lịch" đang nổi lên là giải pháp cứu vãn ngành du lịch toàn cầu. Ảnh: Nikkei/VTV

Cũng như nhiều nơi khác, ngành du lịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. So với năm ngoái, lượng khách du lịch quốc tế đã giảm hơn 90% ở nhiều quốc gia, và tình hình có thể sẽ còn tiếp diễn, với mức giảm có thể tới 80% trong cả năm nay, theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO). Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) hồi tháng 6 vừa qua cho thấy, một 1/2 số người được hỏi sẽ đợi thêm ít nhất 6 tháng nữa trước đi có kế hoạch du lịch trở lại. Rõ ràng, việc phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian.

Ở nhiều quốc gia, nơi du lịch là một nguồn thu nhập ngoại hối quan trọng, sự sụt giảm nhu cầu đột ngột đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội cả trong và ngoài ngành du lịch. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), có 2 chiến lược đang được thúc đẩy để hồi sinh ngành này trong ngắn hạn, đó là đẩy mạnh du lịch nội địa và thực hiện mô hình “bong bóng du lịch” – mở cửa biên giới cho du lịch giữa các quốc gia đã kiểm soát được đại dịch.

Thúc đẩy du lịch nội địa

Được biết, Philippines đã đầu tư 8,5 triệu USD vào chiến dịch du lịch nội địa vào đầu năm 2020. Tại Việt Nam, trước khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại từ cuối tháng 7 vừa qua, du lịch nội địa đã gia tăng rõ ràng sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng. Các lệnh cấm du lịch và nỗi sợ bị lây nhiễm đã chuyển hướng khách du lịch, để những người thường đi du lịch nước ngoài chuyển đến các điểm đến trong nước được coi là một chiến lược khả thi. 

Ở châu Á - Thái Bình Dương, trong khoảng 1/2 trường hợp, du lịch nội địa có tiềm năng thay thế hoàn toàn lượng du khách nước ngoài. Tuy nhiên, điều này có thể không xảy ra ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch vì nhiều lý do khác. Ví dụ, nhu cầu tổng thể về du lịch đã giảm trong bối cảnh mất việc làm và mất thu nhập do đại dịch. Do đó, có thể tồn tại một khoảng cách giữa nhu cầu của khách du lịch nội địa và việc cung cấp các dịch vụ du lịch sẵn có. Một số quốc gia đã thu hút thành công khách du lịch có thu nhập cao từ nước ngoài, nhưng số lượng khách du lịch nội địa có thể mua các dịch vụ cao cấp như vậy có thể bị hạn chế.

Bong bóng du lịch

Đây là những thỏa thuận mở cửa biên giới cho công dân của hai hoặc nhiều quốc gia đối tác có thể đi lại với nhau. Bong bóng du lịch có thể chỉ dành cho kinh doanh du lịch hoặc cũng bao gồm du lịch giải trí, trong đó bao gồm các quy định về các giao thức y tế cần phải tuân thủ khi rời khỏi và đi vào lãnh thổ khác.

Ngoài các "bong bóng du lịch" đã được thiết lập giữa Australia và New Zealand, Trung Quốc và Hàn Quốc hồi tháng 5, một số bong bóng du lịch khác cũng đang được đàm phán nhằm cho phép một số đối tượng đi lại xuyên biên giới (Malaysia và Singapore) và khách du lịch (liên quan đến Australia, Fiji và New Zealand).

Tuy nhiên, một thách thức lớn khi đàm phán bong bóng du lịch là sự lây lan của COVID-19 chưa được kiểm soát ở hầu hết các nền kinh tế. Khách du lịch dù rất thích đi du lịch nước ngoài nhưng cũng phụ thuộc vào tình hình đại dịch. Cơ hội mở ra cho du lịch song phương thường chỉ phát sinh khi một nền kinh tế và đối tác của nó đã vượt qua đỉnh dịch. Ngoài ra, sự sẵn sàng đối phó với COVID-19 cũng là một cân nhắc quan trọng khác đối với khách du lịch. Thực tế, chỉ có một vài quốc gia trong khu vực được cho là trang bị đủ để xử lý các vụ dịch nhanh chóng và hiệu quả.

Theo nhận định của các chuyên gia ADB, thúc đẩy du lịch nội địa có thể là một lựa chọn khả thi đối với một số quốc gia, nhưng với phần lớn, giải pháp này là chưa đủ. Một lựa chọn khác, thiết lập bong bóng du lịch, có thể là một hướng đi tốt nhưng cũng đi kèm thách thức. Vì đại dịch vẫn không thể đoán trước, việc duy trì bong bóng du lịch sẽ không phải là một công việc đơn giản. Ngay cả với hai chiến lược này, ngành du lịch vẫn có thể phải vật lộn cho đến khi vaccine phòng chống COVID-19 được phổ biến rộng rãi.

BẢO NGHI (Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên

Chiều 8/4, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) tổ chức họp báo thông tin “Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh”. Đây là trường hợp mà 3 tạng hiến (tim, gan, thận) được ghép cho 3 bệnh nhân tại Huế ngày 2/4.

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên
Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng hồi sinh nghề thủ công với F1

Ở bên kia thị trấn từ Đường đua Suzuka của Nhật Bản, nơi sẽ tổ chức Giải đua xe F1 Grand Prix vào ngày 7/4 tới đây, nghệ nhân Kenji Tanaka đang hoàn thiện mô hình giấy F1 mới nhất cùng hy vọng sẽ thu hút sự quan tâm của quốc tế đối với một nghề thủ công có tuổi đời hàng thế kỷ.

Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng hồi sinh nghề thủ công với F1
Return to top