ClockThứ Bảy, 19/06/2010 22:06

Đề tài phong phú, thiếu vắng tác phẩm xuất sắc

TTH - Dự giải báo chí năm nay có 51 tác phẩm của các nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp tham gia, gồm đủ các loại hình báo chí: báo viết, báo nói, báo hình…trong đó 20 tác phẩm báo hình, 2 tác phẩm báo nói và 29 tác phẩm báo viết).
Các chủ đề lần này cũng như các năm trước, nhưng có sự gia giảm cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh nhà và phù hợp với yêu cầu của cuộc phát động do Hội Nhà báo đề xuất.
 
Trên bình diện chung, phải thừa nhận rằng các tác phẩm dự giải lần này phong phú về đề tài, thể loại, phản ảnh đúng và trúng vấn đề theo định hướng phát triển của tỉnh nhà. Nhiều tác phẩm kịp thời phản ảnh sự kiện mới, tỏ rõ quan điểm, chủ đề tư tưởng của tác giả trước những vấn đề diễn ra trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội… của tỉnh.
 
Đáng mừng là các tác phẩm báo chí đã phản ảnh sát với cuộc sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa với cách nhìn toàn diện, đề xuất những giải pháp có tính thuyết phục; trăn trở với vấn đề môi trường, khí hậu để kịp phản ảnh, cảnh báo chung hướng đến việc giữ gìn môi trường sống. Chất lượng báo nói, báo hình và báo viết – tùy từng đặc trưng thể loại và thể tài mà các phóng viên đã phát huy tối đa tính đặc thù riêng của chúng. Cách thể hiện cũng đa dạng từ ngôn ngữ đến góc nhìn, điểm nhìn trần thuật; từ vai trò của cái tôi chủ thể đến việc chiếm lĩnh hiện thực và con người; từ cách đặt tiêu đề đến cách thể hiện chapeau, lead; từ âm thanh đến ánh sáng; từ hình ảnh đến nghệ thuật phỏng vấn, ghi âm…
 
Phóng viên HVTV tác nghiệp ở A Lưới
 
 Tập trung vào chương trình trọng điểm của tỉnh nhà trong kế hoạch tái định cư cho người dân trên sông nước có  các tác phẩm: “Ước vọng lên bờ”; “Những đổi thay bên phá Tam Giang”; “Thừa Thiên Huế đưa dân vạn đò lên bờ”; “Sống chung với lụt”… Các tác phẩm này phản ảnh khá sinh động cuộc sống mới của người dân bao đời nay lênh đênh trên sông nước. Bây giờ được định cư lên bờ tuy cuộc sống trước mắt còn lắm khó khăn, nhưng với họ đây là một sự đổi đời không chỉ cho hiện tại mà cả vấn đề của tương lai. Định cư cho ngư dân trên đầm phá, tái định cư cho bà con trên sông nước là việc làm khó, được đặt ra khá lâu, cho đến nay Thừa Thiên Huế đã quyết tâm làm được. Ổn định nơi ở cho người dân, chương trình này còn có ý nghĩa làm cho dòng Hương, ven phá Tam Giang thêm xanh, sạch, môi trường sinh thái thêm trong lành. Các tác phẩm dự giải đã nói được điều đó.
 
Chủ đề về môi trường, sinh thái với các tác phẩm: “Hưởng ứng giờ trái đất”; “Đâu là tài nguyên của Huế”; “Một địa chỉ đen về ô nhiễm môi trường”; “Báo động nạn buôn bán động vật hoang dã”; “Công an Thừa Thiên Huế nói không với thuốc lá”… Tác giả của những tác phẩm nêu trên đã lăn lộn vào cuộc sống, phản ảnh những vấn đề nhức nhối đang đặt ra cho các ngành, các cấp và toàn xã hội cần chung tay góp sức bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái, hướng tới một môi trường xanh - sạch - đẹp.
 
Chúng tôi cũng muốn đề cập đến những phóng sự lẻ nhưng có tác dụng tích cực đối với xã hội, có ý nghĩa đánh thức lương tri và công lý cho mọi người trước những vấn đề vừa có tính đúng đắn lẫn những những vấn đề có tính sai trái của từng công dân. Đó là các phóng sự: Sau cơn “đại hồng thủy”, Học tập và làm theo tấm gương bác Hồ, Chuyện ở Loan Lý, Sống chung với lũ, Công an thành phố Huế xây dựng lực lượng công an không khói, Công an TP Huế đổi mới công tác lưu trú, Đội phản ứng nhanh ở xã Phong Hải, Châu bản quý về chủ quyền Việt Nam với quần đảo Trường Sa, Thụ tinh trong ống nghiệm ở Thừa Thiên Huế - Những trái ngọt đầu mùa, Hàng ngàn sổ đỏ rơi vài tay doanh nghiệp, ... Các phóng sự này đã thực sự sâu sát chỉ ra nhưng tấm gương lặng lẽ nhưng cao quý của lực lượng công an Thừa Thiên Huế trong việc giữ gìn an ninh, trật tự cho nhân dân; tấm lòng của các y bác sĩ trong việc chăm lo hạnh phúc của những người có số phận không may; những nỗi niềm của người dân sống chung với lũ trong cơn đại hồng thủy.
 
Đặc biệt là các phóng sự đề cập đến những vấn đề tiêu cực của một số cán bộ trong việc thao túng, lợi dụng biến những sổ đỏ rơi vào tay các doanh nghiệp. Chuyện ở Loan Lý là phóng sự gây chú ý nhiều nhất với mọi người. Ở đó, những người lợi dụng có phẩm tước tôn giáo cao kêu gọi giáo dân làm những điều sai luật pháp, gây phản ứng mạnh trong nhân dân. Những phóng sự trên thực sự là tiếng nói tích cực, có tác dụng tốt trong việc động viên, khuyến khích việc tốt và ngăn ngừa, loại trừ việc xấu. Với ý nghĩa ấy, báo chí thực sự là hình thái ý thức xã hội làm trong sạch môi trường, làm vô trùng hóa bầu không khí vốn tốt đẹp của chúng ta.
                          
Những sự kiện có tính thời sự, các tác phẩm không chỉ phản ảnh kịp thời mà còn đi sâu phân tích, đề xuất hướng giải quyết mang tính tích cực; có sự kiện cần lên án thì lên án rõ ràng với những chứng cứ thuyết minh mang tính thuyết phục. Điều đó cho thấy các tác giả có sự lao động báo chí nghiêm túc, chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao.
 
Nhìn chung, tác phẩm tham gia dự thi năm nay phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại. Tuy nhiên, điều đáng nói trong giải báo chí năm nay thiếu vắng những tác phẩm xuất sắc.
 
Là thành viên trong Ban giám khảo, chúng tôi thấy rằng nhiều tác phẩm dự thi với bài viết khô khan, nặng văn phong báo cáo, thiếu hơi thở của cuộc sống. Thậm chí có tác phẩm chỉ là “bổn cũ soạn lại” gây nhàm chán cho người đọc, người xem và cả Ban giám khảo khi tham gia chấm giải. Chưa có tác phẩm nào đặt ra một vấn đề mang tính trung tâm trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra. Có chăng cũng chỉ đề cập những vấn đề nhỏ lẻ. Trong tác phẩm báo chí, các tác giả đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề chỉ mang tính đề xuất, kiến nghị, chưa có tính phản biện.
 
Nắm chắc định hướng phát triển của tỉnh nhà, đi vào cuộc sống để có những tác phẩm báo chí, người làm báo còn “huy động trí tuệ” nhằm phản biện vấn đề, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn từ trong cuộc sống với các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy cuộc sống phát triển. Như vậy, tác phẩm báo chí mới có dấu ấn cho người đọc, người nghe, người xem. Đây là những vấn đề đáng tiếc.
 
Qua giải báo chí Thừa Thiên Huế 2010, nhân Ngày Báo chí Cách mạng, chúng ta mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật để mùa giải năm sau có nhiều tác phẩm chất lượng, xuất sắc hơn.

Chiến Hữu - Hồ Thế Hà
                                                                         
                                                                                                           
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Return to top