ClockThứ Bảy, 17/09/2022 16:33

Để Thừa Thiên Huế trở thành “bến đỗ” của các nhà đầu tư

TTH - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt, Thừa Thiên Huế luôn chủ động nắm bắt xu thế để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút nhiều nhà đầu tư (NĐT). Đó là chia sẻ của ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).

Tạo niềm tin cho nhà đầu tưTập trung nguồn lực thu hút đầu tư, tiếp tục cải thiện chỉ số PCIThừa Thiên Huế xếp thứ 8 toàn quốc về chỉ số PCI năm 2021

Ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Theo ông Sơn, năm 2021, Thừa Thiên Huế vinh dự là một trong 10 tỉnh, thành phố có điểm Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hàng đầu Việt Nam và là tỉnh đứng đầu toàn quốc về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI. Đó là thành quả của sự nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Hy vọng với sự quan tâm mạnh mẽ của lãnh đạo địa phương trong công tác đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các NĐT, Thừa Thiên Huế sẽ là “đất lành” thu hút các NĐT trong nước và ngoài nước, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Ông có thể thông tin về những thành quả ban đầu trong công tác thu hút đầu tư thời gian qua?

Dù có những khó khăn nhất định trong công tác XTĐT do ảnh hưởng của dịch bệnh, song năm 2021, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 47 dự (DA) với tổng vốn đầu tư khoảng gần 20.000 tỷ đồng. Trong đó, chấp thuận 32 NĐT thực hiện DA với tổng số vốn đăng ký khoảng hơn 14.500 tỷ đồng. Đối với các DA FDI, toàn tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) cho 4 DA đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 169,1 triệu USD (tương đương 3,873 nghìn tỷ đồng).

Riêng 8 tháng đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh đã thu hút 20 DA trong nước với tổng mức đầu tư đăng ký 8.244,5 tỷ đồng; có 3 DA đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới với tổng số 256,2 triệu USD.

Với kết quả đạt được như vậy, phải chăng công tác XTĐT đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng ngay từ khâu ban hành danh mục DA đầu tư?

Công tác XTĐT của tỉnh Thừa Thiên Huế được tập trung đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm và đối tượng cụ thể phù hợp với tiềm năng, thế mạnh, quy hoạch phát triển của địa phương. Theo đó, để tăng tính sẵn sàng cho công tác XTĐT, UBND tỉnh đã phê duyệt, ban hành các hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư các DA với đầy đủ thông tin liên quan để các NĐT quan tâm nghiên cứu, ban hành danh mục DA thu hút đầu tư tại địa bàn Khu kinh tế Chân Mây và các KCN tỉnh.

Các biên bản hợp tác được ký kết tạo nên những cơ hội mới trong thu hút đầu tư. Ảnh: CTTĐT

Các DA xúc tiến kêu gọi đầu tư được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, với các tiêu chí cụ thể trên cơ sở rà soát, khảo sát hiện trạng, xác định diện tích, quy mô, quy hoạch và các vấn đề liên quan đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, phát huy năng lực cạnh tranh của tỉnh và đảm bảo các nền tảng cơ bản để lựa chọn được nhà đầu tư đủ năng lực, loại ngay từ đầu những nhà đầu tư hạn chế về uy tín, năng lực.

Vậy việc xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT được chuẩn bị ra sao?

Tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ số hóa các DA kêu gọi đầu tư trên toàn tỉnh giúp cho các NĐT tiếp cận, cập nhật thông tin và địa điểm của các DA kêu gọi đầu tư một cách thuận tiện và dễ dàng. Các tài liệu XTĐT được mã hóa bằng mã QR Code để dễ dàng tiếp cận cho NĐT bên cạnh một số tài liệu cần in ấn để phục vụ các sự kiện XTĐT hoặc các buổi làm việc trực tiếp với nhà đầu tư.

Hiện, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trực thuộc Sở KH&ĐT triển khai phần mềm quản lý các DN đầu tư ngoài ngân sách của tỉnh sau khi hoàn thiện, phối hợp với các đơn vị chuyên môn của UBND tỉnh và các địa phương, các NĐT để cập nhật, khai thác, sử dụng phần mềm có hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện và cập nhật bổ sung các bài trình bày, giới thiệu, quảng bá về tỉnh Thừa Thiên Huế với các thứ tiếng Việt, Anh, Nhật, Hàn, Trung.

Trong tình hình mới, công tác tuyên truyền, quảng bá về hoạt động XTĐT hiện nay có những điều chỉnh cụ thể như thế nào, thưa ông?

Bên cạnh đó, các chiến lược truyền thông, marketing tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư của địa phương ngày càng đa dạng hóa như: tăng tần suất xuất hiện của các chủ đề liên quan XTĐT trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước. Tỉnh còn đẩy mạnh giới thiệu các cơ hội đầu tư đến các NĐT lớn thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo hoặc trực tiếp đến hội sở của các DN, tập đoàn lớn tại các địa phương. Đồng thời, hướng đến xây dựng hệ thống đối tác kết nối XTĐT thông qua các đối tác của NĐT, các DN kinh doanh hạ tầng, XTĐT thông qua các đại diện XTĐT của tỉnh tại một số thị trường trọng điểm như: Thái Lan, Hàn Quốc.

Năm 2022 đánh dấu một năm quan trọng trong lĩnh vực XTĐT, khi tỉnh nói riêng và cả nước nói chung đang trong giai đoạn thích nghi với trạng thái bình thường mới. Nhiều hoạt động XTĐT trong và ngoài nước bắt đầu được khởi động trở lại, ông có thể chia sẻ về những hoạt động XTĐT thời gian qua của tỉnh?

Hiện nay, tần suất tham gia và tổ chức các hoạt động XTĐT đang được khởi động trở lại. Ngay khi chính sách mở cửa du lịch trở lại có hiệu lực, Thừa Thiên Huế đã tổ chức thành công hội nghị “Gặp gỡ Thừa Thiên Huế xanh: Xác định tương lai tăng trưởng kinh tế xanh”; tham dự và làm việc với các tập đoàn lớn tại hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc - Khu vực miền Trung và Tây Nguyên”.

Ngoài ra, tỉnh đã tổ chức tham gia XTĐT, thương mại trong khuôn khổ của Diễn đàn Hợp tác kinh tế thương mại và Đầu tư Việt Nam - Séc - châu Âu tại Cộng hòa Séc và chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - vùng Kyushu Nhật Bản…

Để Thừa Thiên Huế trở thành “bến đỗ” cho các NĐT thì môi trường đầu tư phải được chú trọng, vậy tỉnh đã có những đầu tư nào trong cải thiện môi trường đầu tư?

Môi trường kinh doanh được quan tâm chỉ đạo quyết liệt cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua việc đồng hành cùng doanh nghiệp, như việc thành lập 4 tổ công tác liên ngành do đồng chí chủ tịch và các phó chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, nhằm trực tiếp thị sát DN và cùng DN tháo gỡ khó khăn. Trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh đang tiến tới cụ thể hóa thêm một bước của tổ công tác, sẽ giao trách nhiệm cho các chuyên viên có nhiệm vụ hỗ trợ tích cực NĐT trong việc hoàn thành các thủ tục có liên quan, làm đầu mối hỗ trợ NĐT tác nghiệp cùng các sở, ngành xử lý từng nội dung công việc vướng mắc, kịp thời cập nhật, báo cáo tổ trưởng các tổ công tác xử lý kịp thời các nội dung yêu cầu.

Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho các NĐT tìm hiểu môi trường đầu tư của tỉnh, cơ quan chuyên môn thường xuyên cập nhật các nội dung mới nhất về đầu tư, pháp lý làm công cụ để NĐT có thể nghiên cứu, tìm hiểu trên các trang web, facebook… Bổ sung, cập nhật bộ tài liệu XTĐT thành 5 ngôn ngữ tiếng Việt, Anh, Nhật, Hàn, Trung, in đĩa DVD giới thiệu quy hoạch chung của tỉnh. Thực hiện việc công khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, danh mục lĩnh vực thu hút đầu tư, các DA ưu tiên đầu tư…

Xin cảm ơn ông!

HOÀNG ANH (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

TIN MỚI

Return to top