ClockThứ Tư, 22/04/2020 14:36

Đề xuất 59 tỉnh, thành thuộc nhóm nguy cơ thấp

Với các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, có nhiều lao động tự do… cần hết sức chú trọng phòng, chống dịch cho các nhóm đối tượng này.

0h ngày 23/4 sẽ áp dụng những quyết sách mới về phòng chống dịch COVID-19Ngày thứ 6 liên tiếp Việt Nam không có thêm ca mắc COVID-19Số ca nhiễm COVID-19 ở Nga vượt mốc 50.000 người, sắp đạt đỉnh dịchĐông Nam Á: Các dự án đập thủy điện bị trì hoãn do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Sáng 22/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã chủ trì cuộc họp triển khai phòng, chống dịch theo diễn biến tình hình mới.

Ban Chỉ đạo thống nhất đề xuất danh sách các địa phương thuộc 3 nhóm nguy cơ. Trong đó, duy nhất Hà Nội thuộc nhóm Nguy cơ cao; TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang thuộc nhóm Có nguy cơ và các địa phương còn lại thuộc nhóm Nguy cơ thấp.

Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Đến nay, Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh nhờ sự lãnh đạo đúng, thực thi đúng và hiệu quả. Đặc biệt, đã tuyên truyền vận động xã hội, cả hệ thống vào cuộc phòng, chống dịch. Chính vì vậy nên khi tình hình dịch bệnh diễn biến xấu, nhanh, nhưng toàn xã hội và cả bộ máy không bị động, không hoảng hốt”.

Ban Chỉ đạo khẳng định, tình hình tốt lên thì điều quan trọng là nhất định không được chủ quan. Các biện pháp có tính nới lỏng phải trên cơ sở khoa học về phòng, chống dịch, khoa học xã hội và có tham khảo quốc tế.

Tại cuộc họp ngày 22/4, sau khi nhiều giải pháp được thực hiện để tăng cường các tiêu chí chủ quan, có 11/12 tỉnh tự đánh giá không còn thuộc nhóm nguy cơ cao, 8/15 tỉnh đánh giá mình không thuộc nhóm có nguy cơ. So với đánh giá của Ban Chỉ đạo thì có tới 14 tỉnh tự xếp vào nhóm có nguy cơ. Điều đó chứng tỏ các tỉnh rất thận trọng.

Bộ phận chuyên môn Ban Chỉ đạo dựa trên các tiêu chí đánh giá, trong đó có yếu tố các tiêu chí chủ quan đã được tăng cường rất tốt trong tuần qua, đo lại các các tiêu chí khách quan, trong đó có chỉ số quan trọng là các ca bệnh phát hiện trong cộng đồng và thống nhất đề xuất danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ như sau.

Nhóm nguy cơ cao: Hà Nội;

Nhóm có nguy cơ gồm: TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang;

Nhóm nguy cơ thấp: 59 địa phương còn lại.

Đối với địa phương nguy cơ cao là Hà Nội, Ban Chỉ đạo kiến nghị đối với địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao (Hà Nội) cần tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 1 tuần nữa (đến hết 30/4). Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo đề xuất Thủ tướng cho phép chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Với Nhóm có nguy cơ, tại TP HCM, mặc dù ca bệnh cuối cùng phát hiện đã qua 25 ngày nhưng vì là đô thị lớn và rất nhiều yếu tố rủi ro khác nên Ban Chỉ đạo đánh giá là có nguy cơ, cần phải chú trọng một số khâu. Tỉnh Bắc Ninh có ca bệnh mới nhất xuất hiện ở Bắc Ninh là ngày 11/4, chưa qua 14 ngày. Tỉnh Hà Giang có ca bệnh phát hiện ngày 8/4, đã qua 14 ngày nhưng điều tra dịch tễ rất phức tạp, có tiềm ẩn nguy cơ trong cộng đồng. Đây cũng là tỉnh biên giới, có nguy cơ từ việc đi lại qua đường mòn, lối mở dù chúng ta đã kiểm soát chặt.

Ban Chỉ đạo cũng đặc biệt lưu ý các tỉnh phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu, đường mòn, lối mở; hết sức chú ý những nơi tập trung nhiều lao động tự do, nhà trọ; tăng cường hướng dẫn để đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn; hướng dẫn chi tiết hoạt động giao thông đi lại.

Ban Chỉ đạo Quốc gia khẳng định, việc hạn chế tập trung đông người và giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ là biện pháp hiệu quả nhất trong ứng phó với dịch Covid-19 và được nhiều quốc gia thực hiện. Dù tình hình đã tốt lên nhưng chúng ta không được chủ quan, bởi thực tế chống dịch ở nhiều nước đã cho thấy nếu chủ quan sẽ rất dễ “vỡ trận”. Do đó, các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian tới phải được tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học, xã hội, kinh tế, có tham khảo ý kiến thực tiễn từ các địa phương…để bảo đảm vừa kiểm soát dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có dịch.

Đối với nhóm nguy cơ thấp, các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện dãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch của cơ sở do mình quản lý.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia:
Tháo gỡ “nút thắt” về cơ sở pháp lý

Dự kiến, Chính phủ sẽ ban hành quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với quy hoạch này, “nút thắt” về cơ sở pháp lý để xây dựng Đại học Huế thành Đại học Quốc gia (ĐHQG) sẽ được tháo gỡ.

Tháo gỡ “nút thắt” về cơ sở pháp lý
Return to top