ClockThứ Bảy, 27/10/2018 09:52

Đề xuất các giải pháp phát triển đồng bộ kinh tế- xã hội

Theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 6, ngày 27/10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về nhiều vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.

Tinh giản biên chế, nhưng không thể để 60 học sinh một lớpNhìn lại mình để nỗ lực hơnNăm thứ ba lạm phát dưới 4%, thực hiện thành công mục tiêu képLuật Bảo vệ bí mật nhà nước phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng 26/10. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Các vấn đề thảo luận gồm: Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; đánh giá sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; việc thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Tại phiên thảo luận, các thành viên Chính phủ sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đây là ngày thứ hai, Quốc hội thảo luận tại hội trường về nội dung này. Trong ngày thảo luận đầu tiên, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc điều hành, quản lý kinh tế - xã hội của Chính phủ trong thời gian qua.

Đất nước đạt được nhiều kết quả tích cực, tăng cường niềm tin trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu, một số ý kiến bày tỏ sự lo lắng trước nhiều khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra như: Nông nghiệp chưa phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thô, lao động giá rẻ, chế biến thô là phổ biến...

Trong ngày thảo luận đầu tiên về kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao đổi về những vấn đề được nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm: Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, giải pháp cho tình trạng "được mùa mất giá"; những sai phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, vấn đề độc quyền sách giáo khoa...

Phiên thảo luận được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước cùng theo dõi.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Return to top