ClockThứ Năm, 15/09/2022 19:49

Đề xuất giải pháp bảo tồn, trùng tu Quốc Tử Giám sau vụ hỏa hoạn

TTH.VN - Liên quan đến vụ hỏa họa ở dãy nhà bên trong Di tích Quốc Tử Giám – trụ sở và là nơi trưng bày của Bảo tàng Lịch sử tỉnh, đơn vị này vừa có kiến nghị gởi cấp trên quan tâm, bố trí kinh phí xây dựng bảo tàng ở địa điểm mới.

Cảnh báo phòng, chữa cháy trong di tíchVụ cháy di tích Quốc Tử Giám: Hiện vật không bị ảnh hưởngHỏa hoạn bên trong Quốc Tử Giám

Dãy nhà bên trong Di tích Quốc Tử Giám gặp hỏa hoạn

Ngày 15/9, Bảo tàng Lịch sử tỉnh cho biết đã có báo cáo thực trạng cũng như đề xuất giải pháp sau gần một tháng xảy ra vụ hỏa hoạn.

Theo Bảo tàng Lịch sử tỉnh, đơn vị đã đóng tại cơ sở Quốc Tử Giám gần 40 năm. Vì thế, việc bố trí trưng bày (trong nhà, ngoài trời), kho bảo quản hiện vật… hết sức khó khăn, không đúng quy chuẩn bảo tàng và khó đáp ứng nhu cầu của khách tham quan ngày càng cao.

Đơn vị này cũng kiến nghị các ban ngành chức năng tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng, hiện trạng các dãy trưng bày tại bảo tàng để có phương án đề xuất các giải phảp bảo tồn, trùng tu theo quy định để bảo đảm an toàn tổng thể cho di tích Quốc Tử Giám lâu dài.

Ngoài ra, quan tâm bố trí kinh phí sửa chữa cấp thiết một số cơ sở vật chất tại Quốc Tử Giám và sửa chữa chạy lại hệ thống điện để đảm bảo an toàn trước mắt.

Trước đó, Thừa Thiên Huế Online đã thông tin, vụ hỏa hoạn đã xảy ra một dãy nhà bên trong di tích Quốc Tử Giám trên đường 23 Tháng 8, ở khu vực Kinh thành Huế, chiều 17/8.

Dù không thiệt hại nhiều các hiện vật nhưng vụ hỏa hoạn đã làm sập 1/4 mái nhà của dãy trưng bày. Mái nhà này được làm bằng ngói liệt, kết cấu gỗ rất dễ bắt lửa.

Nói về vụ hỏa hoạn này, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho rằng cần xem lại chuyện bảo vệ di tích, công trình kiến trúc gỗ nhiều nơi nói chung và bên trong Kinh thành Huế nói riêng trước các vụ hỏa hoạn.

Tin, ảnh: N. Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Return to top