ClockThứ Hai, 06/09/2021 18:45

Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực

TTH.VN - Đó là nội dung của đề tài khoa học cấp tỉnh "Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển kinh tế theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực (kinh tế sen, nấm và cây dược liệu) của tỉnh Thừa Thiên Huế" do Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) tổ chức hội đồng tư vấn trực tuyến vào chiều 6/9.

Xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh đặc thù của Thừa Thiên HuếXây dựng hệ thống quản lý nhiệm vụ Khoa học và công nghệ tỉnhLiên kết các địa phương phát triển khoa học công nghệ

Sản xuất giống nấm dạng dịch thể tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN, Sở KHCN

Ba đơn vị tham gia dự tuyển đề tài này là Trường đại học Nông lâm, Đại học Kinh tế (Đại học Huế) và Trung tâm Phát triển nông thôn-Saemaul Undong, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được thực trạng về chuỗi giá trị và tiềm năng phát triển của sen Huế, nấm và các loại dược liệu trên địa bàn tỉnh; xây dựng 3 đề án cụ thể để phát triển kinh tế sen, nấm, dược liệu; trong đó làm rõ định hướng và giải pháp phát triển theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó đề tài sẽ nghiên cứu hỗ trợ, tư vấn xây dựng mô hình thí điểm để phát triển kinh tế các sản phẩm chủ lực trên cho 3 doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện...

Sen, nấm và cây dược liệu là các sản phẩm nông sản, dược liệu chủ lực có thế mạnh ở Thừa Thiên Huế. Tuy vậy, phần lớn đều phát triển nhỏ lẻ, phân tán, chưa có quy mô lớn và chưa có tác nhân quản trị chuỗi tương xứng với tiềm năng vốn có. Do vậy, cần tiếp cận đề tài trên để có các giải pháp đầu tư nâng cấp xây dựng chuỗi liên kết, tăng giá trị của các sản phẩm sen, nấm và dược liệu đưa chúng trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Theo đánh giá của hội đồng, các đơn vị dự tuyển dịp này đã trình bày nội dung đáp ứng các yêu cầu mục tiêu đề tài đề ra. Qua thẩm định, đánh giá các điều kiện năng lực dự tuyển, hội đồng chọn giao Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế chủ trì triển khai dự án nói trên với thời gian 2 năm.

Tin, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Return to top