ClockThứ Ba, 08/11/2016 13:53

Đề xuất xóa bỏ bao cấp giá vé máy bay

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản đề xuất Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh hàng loạt giá dịch vụ mặt đất liên quan đến hoạt động của các hãng hàng không.

Đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) được thực hiện theo nguyện vọng của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) nhằm xóa bỏ bao cấp, tiến tới tiếp cận giá thị trường, nhà nước điều tiết bằng công cụ giá.

Theo đề xuất, giá dịch vụ cất/hạ cánh đối với chuyến bay nội địa tại cảng hàng không nhóm B (Phú Bài, Liên Khương, Phú Quốc, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Pleiku, Tuy Hòa, Chu Lai, Phù Cát, Thọ Xuân) tăng 15%. Còn mức thu tại các cảng hàng không nhóm A (Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Cát Bi, Vinh, Cần Thơ) sẽ được áp bằng 115% nhóm B. Cơ sở để ACV đề xuất tăng giá dịch vụ này là do mức giá hiện hành đã được duy trì 5 năm qua và chỉ bằng 32%-72% so với bình quân khu vực ASEAN.

Liên quan đến mức thu từ hành khách, ACV đề xuất tăng phí phục vụ hành khách quốc nội tương ứng với các sân bay nhóm A, B lần lượt là 100.000 đồng và 80.000 đồng/người, tương ứng với mức tăng 42% và 33% so với mức thu hiện hành. Riêng phí phục vụ hành khách tại sân bay nhóm C vẫn giữ nguyên 60.000 đồng/khách.

Lý do đề xuất tăng phí là chi phí đầu tư xây dựng nhà ga phục vụ hành khách quốc nội và quốc tế không chênh lệch nhiều, trong khi mức giá bình quân dịch vụ quốc nội chỉ bằng 20% quốc tế nên không bảo đảm bù đắp các chi phí đầu tư xây dựng nhà ga hành khách quốc nội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ.

Theo tính toán, nếu được chấp thuận, riêng việc điều chỉnh phí sân bay sẽ đem lại nguồn thu tăng thêm hơn 500 tỉ đồng cho ACV trong năm 2017, còn tính cả các dịch vụ khác sẽ đem lại mức doanh thu tăng hơn 1.300 tỉ đồng.

Ngược lại, các hãng hàng không lại bị tăng chi phí đầu vào ở mức hơn 200 tỉ đồng/năm với quy mô của Vietnam Airlines (VNA) và Vietjet (VJ). “Với tốc độ phát triển của VJ, bình quân mỗi năm tăng 30%, thì từ nay đến năm 2020, VJ sẽ tăng chi tới gần 1.000 tỉ đồng. Đây là con số quá lớn, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của doanh nghiệp” - đại diện VJ phân tích và cho biết việc điều chỉnh này sẽ dẫn tới khả năng hãng hàng không phải tăng giá vé máy bay trong tương lai.

Theo VNA, nhiều dịch vụ hàng không do ACV cung cấp đã liên tục tăng giá trong những năm qua. Do đó, cơ quan quản lý cần tính toán thận trọng để không làm ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động của các hãng hàng không, tác động đến giá vé.

Đại diện Cục Hàng không cho biết việc tăng giá do ACV đề xuất đã được xem xét thận trọng, có lộ trình để không gây sốc cho thị trường.

Theo Người lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa
Giá vé máy bay và tàu đồng loạt giảm

Sau dịp cao điểm Tết Nguyên đán, thị trường vận tải, đặc biệt là hàng không và đường sắt đang ở giai đoạn thấp điểm, trước khi bước tiếp vào cao điểm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 hàng năm. Theo đó, giá vé máy bay và tàu ở giai đoạn này đang đồng loạt giảm.

Giá vé máy bay và tàu đồng loạt giảm
Giá vé tàu lửa giảm 30% sau Tết Giáp Thìn

Sáng 26/2, chị Ngô Thị Thuyết, Trưởng Chi nhánh Vận tải đường sắt tại Huế cho biết: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thông tin, bắt đầu từ ngày 27/2, ngành đường sắt đã điều chỉnh giờ tàu và tổ chức chạy các đoàn tàu khách để phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và khuyến mãi giá vé đến 30% với nhiều đoạn tuyến cho khách đi tàu.

Giá vé tàu lửa giảm 30 sau Tết Giáp Thìn

TIN MỚI

Return to top