ClockThứ Hai, 18/08/2014 04:17

Đêm, ngày của Huế

TTH - Hình như Huế đã bắt đầu dậy sớm. Mới 3-4 giờ sáng, cầu Dã Viên đã nhiều người. Từng tốp đạp xe ngược lên Thiên Mụ. Thích nhất là nghe tiếng đò máy trên sông Hương chạy ngược lên phía thượng nguồn.

Nhưng Huế cũng có những nơi không bao giờ ngủ. Những hàng quán chợ An Cựu là thâu đêm suốt sáng. Phục vụ đủ hạng người.

Ở chợ đầu mối Phú Hậu có một đội bốc vác toàn là nữ, hình như họ làm cả đêm mỗi khi có xe chở rau từ Đà Lạt về. Hình như họ chưa bao giờ được trắng da dài tóc, nhưng họ là những người nhẫn nại nhất mà tôi được biết.
Cầu Ga hôm ấy là 3 giờ sáng. Hai bác xích lô kẹp xe bên lề ngồi câu cá. Được gần một xô nhỏ cá. Tôi tình cờ ghé xem sau khi chở người nhà lên ga Huế và khen các bác câu cá được nhiều. Các bác bảo, đã nấu cháo ăn khuya rồi đó. Thì ra hai bác đã câu từ đầu đêm khi sân ga vắng khách.
Đó là lúc 4 giờ, trước siêu thị Coop Mart trên đường Trần Hưng Đạo, có một mệ già chuyên bán bánh mì đêm. Mệ cho biết mệ bán đã hàng chục năm nay rồi, bán suốt đêm, cũng sống được. Hỏi sao mệ không bán ban ngày cho đỡ vất vả, mệ bảo ban ngày nhiều người bán quá, thức đêm cực tí nhưng bán được. Ban đầu thấy vất vả nhưng lâu dần rồi cũng quen. Bây giờ nhịp sống sinh học của mệ đã khác rất nhiều người. Ngày là đêm và đêm là ngày của mệ.
Đêm của Huế hình như cũng thay đổi nhiều qua thiên biến thời gian. Huế ngày càng thức khuya hơn và ngủ muộn hơn. Nhiều khu vực của Huế trễ nãi hơn nhưng nhiều khu vực cũng tất bật rộn ràng hơn vào buổi sáng. Không hẳn đã thay đổi một cách đột biến nhưng nhiều người đã biết tận dụng lợi thế trong một chiều thời gian của ngày. Có khi chỉ là một địa điểm nhỏ nhưng thay đổi chủ đến ba, bốn lần một ngày. Bây giờ cà phê nhiều quá, cà phê mở khắp nơi, người Huế không biết có phải thong dong hơn không hay là ít việc làm hơn, ít chịu khó hơn mà đến 9-10 giờ sáng, nhiều quán cà phê trên đường Nguyễn Huệ, trước khu tập thể Nguyễn Trường Tộ, nơi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng sáng tác ra nhạc phẩm nổi tiếng “Diễm xưa” vẫn đông nghẹt người. Cà phê cóc bây giờ khó cạnh tranh nên chị Hải tranh thủ dậy sớm bán từ lúc ba giờ, để đón những người dậy sớm, lỡ đường đợi tàu xe, hoặc những người thức quá khuya tìm một ly cà phê sớm. Đến chừng hơn năm giờ phải trả lại mặt bằng cho chị bán bánh canh. Và cứ thế, trưa chị bán bánh canh phải nhường lại chỗ cho một người khác bán “cơm bụi”. Tối là một người khác nữa tranh thủ bán bia. Chịu khó quan sát cuộc sống đang diễn ra cũng có lắm điều thú vị. Nó nhân văn đến vô cùng.
Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top