Thể thao

Đến hẹn về xem vật làng Sình

ClockThứ Hai, 06/02/2017 12:10
TTH.VN - Đến hẹn lại lên, cứ đến mồng 10 tháng Giêng là hội vật làng Sình bắt đầu, thu hút du khách gần xa nô nức dự hội.

Hai đô vật tranh quyết liệt tranh tài.

Với tinh thần thượng võ, hội vật làng Sình thu hút mọi lứa tuổi, mọi người tham gia và cổ vũ bởi tinh thần thượng võ, nhằm mục đích tạo cơ hội cho thanh thiếu niên trong làng rèn luyện thân thể, cầu cho dân làng có một năm đầy may mắn, thành công. 

Hội vật chỉ diễn ra trong một ngày, nhưng để giữ gìn và nâng tầm hoạt động truyền thống này, ngay sau Tết Nguyên đán, mọi công tác chuẩn bị được xã Phú Mậu chuẩn bị chu đáo. Năm nay, các hoạt động tuyên truyền, chuẩn bị sới vật, khán đài, đảm bảo an ninh trật tự được chuẩn bị từ sớm; Ban tổ chức hội vật Làng Sình Xuân Đinh Dậu 2017 còn phối hợp với các cơ quan, đơn vị và kêu gọi sự chung tay của các tổ chức, cá nhân, đơn vị và các tầng lớp Nhân dân trong công tác tổ chức.

Đa số các đô vật là người làng Sình (Lại Ân). Tuy nhiên, năm nào cũng có sự tham dự của nhiều đô vật và du khách từ các địa phương khác. Năm nay cũng không ngoại lệ, từ sáng sớm, người già, người trẻ, nam có, nữ có đã háo hức chờ giờ khai hội. Nội dung thi đấu không thay đổi với hai nội dung chính là vật thiếu niên và vật thanh niên theo hình thức vòng loại, áp dụng nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc. Đô vật nào thắng 3 hiệp sẽ được đi tiếp. Để chiến thắng, đô vật phải làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng".

Nếu vượt qua vòng đấu loại, các đô vật sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, họ phải vượt qua một đối thủ nữa mới lọt vào vòng chung kết. Điều kiện thi đấu dành cho tất cả thanh, thiếu niên có đủ sức khỏe, không dùng chất kích thích. Riêng những vận động viên đã đạt giải quốc gia không được thi đấu. Bất cứ khán giả nào cũng có thể lên sới vật đăng ký thi đấu. Ai cũng có quyền đăng ký tham gia dự thi với mọi lứa tuổi khác nhau. Để thể hiện tinh thần thượng võ, trong thi đấu các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt... Những đô vật bị thua phải chờ cơ hội năm sau, vì thế các đô vật thường rèn luyện suốt năm, trèn đức luyện tài chờ đầu xuân tham dự hội vật.

Tình hình an ninh trật tự năm nay được tăng cường, lực lượng công an, quân đội và dân quân tự vệ bố trí khá dày tại địa điểm diễn ra lễ hội. Các cụ già trong trang phục truyền thống khăn đóng áo dài cũng có mặt rất sớm. Càng về sau lượng khán giả đổ về lễ hội càng đông. Bác Nguyễn Văn Hòa, 72 tuổi, từ Hương Thủy về đến lễ hội đã gần 9 giờ sáng nhưng vẫn hồ hởi: “Năm nay có chút việc nên tôi đến muộn, nhưng vẫn còn kịp để xem nội dung dành cho thiếu niên. Quen rồi, năm nào cũng mong đến ngày để được xem hội vật làng Sình nên dù bận cũng không bỏ”.

Theo ước tính, có khoảng gần 2.000 người đến với lễ hội, điều đó chứng minh sức sống của một lễ hội truyền thống mang tính nhân văn. Hầu hết các vận động viên đều thi đấu hết mình, tạo nhiều pha gay cấn khiến người xem bất ngờ. Vận động viên Rin, 9 tuổi, là học sinh lớp 3 Trường tiểu học Phú Mậu nói: “Năm ni con thua nhưng sang năm sẽ cố gắng giành chiến thắng. Con phải quyết tâm tập nhiều hơn mới được”. Còn Hùng, lần đầu tiên được lên sới vật lại giật giải nên rất háo hức: “Con sẽ quyết tâm tập luyện thật tốt để sang năm thắng nữa”. Tuy nhiên, hầu hết các đô vật đều xác định: “Đến với lễ hội, thắng thua không quan trọng mà cái chính là được thử sức”.

Năm nay cũng có khoảng 100 vận động viên tham gia lễ hội. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức trao giải vô địch, á địch, giải ba và giải đạo đức cho hai lứa tuổi thiếu niên và thanh niên. Ngoài ra, Ban tổ chức còn dành riêng một khoản tiền thưởng cho tất cả những đô vật tham gia với giá trị 100 nghìn đồng/người.

Một số hình ảnh, clip về hội vật làng Sình được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Một cụ già trong làng đánh trống khai hội vật

Hai đô vật thiếu nhi mở màn trên sới vật

Trao thưởng cho những đô vật thiếu nhi với tinh thần thượng võ, tham gia vì tinh thần sức khỏe. 

Để chiến thắng, đô vật phải làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng". 

Một đô vật bị đối phương quật ngã ở bìa rào sới vật trong tiếng hò reo cổ vũ của khán giả. 

Hàng ngàn người dân, du khách thập phương về tham dự hội vật làng Sình. 

Hai đô vật thanh niên khá vất vả phân thắng thua trên sới vật. 

Hai đô vật thiếu nhi tranh tài mở màn cho sới vật làng Sình. 

Bài: Hương Lan

Ảnh, clip: Phan Thành

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc hoa cho tết

Không nổi tiếng như làng hoa Tây Tựu (Hà Nội), xứ ngàn hoa Đà Lạt hay Đồng Tháp Mười của vùng sông nước miền Tây, nhưng bà con các làng hoa của Huế vẫn tất bật chuẩn bị hoa cho bà con chơi tết và phục vụ việc đơm cúng cuối năm. Nếu hoa cúc, vạn thọ dùng để cúng ở làng hoa Mậu Tài (Phú Mậu) có thời gian sinh trưởng ba tháng, thì cúc chậu Thủy Vân phải ươm trồng, chăm sóc mất 6 tháng và phải dùng đèn điện chiếu sáng để kích cho thân cây cao, đẹp.

Thúc hoa cho tết
Lịch treo tường từ tranh làng Sình

Thời điểm này, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đang tất bật với việc làm lịch treo tường cho khách. Những tấm lịch in thủ công từ tranh làng Sình (Phú Mậu, TP. Huế) là món quà giá trị được nhiều người chọn lựa, đặt hàng.

Lịch treo tường từ tranh làng Sình
Phú Mậu mất trắng vụ hoa tết

Dù biết đánh cược với thiên tai nhưng người trồng hoa vẫn phải làm vì hy vọng thời tiết thuận lợi để có thu nhập

Phú Mậu mất trắng vụ hoa tết
Rộn rã hội thi “Liên hoan tiếng hát Làng lúa - Làng hoa - Làng nghề”

Ngày 18/9, xã Phú Mậu (TP.Huế) tổ chức hội thi “Liên hoan tiếng hát Làng lúa - Làng hoa - Làng nghề” lần thứ IV, với 18 tiết mục múa, hát, kịch đặc sắc, ca ngợi Đảng, Bác Hồ vĩ đại, tình yêu quê hương, đất nước và cuộc sống bình yên của mọi người dân.

Rộn rã hội thi “Liên hoan tiếng hát Làng lúa - Làng hoa - Làng nghề”
Return to top