Thế giới Thế giới
Đến năm 2020, thế giới sẽ chi hơn 150 tỷ USD cho thuốc trị ung thư
TTH.VN - Chi tiêu trên toàn thế giới cho các loại thuốc ung thư sẽ vượt ngưỡng 150 tỷ USD vào năm 2020, do sự xuất hiện của các phương pháp điều trị đắt tiền mới giúp hệ thống miễn dịch tấn công các khối u, theo một báo cáo về ung thư toàn cầu được IMS Health Holdings phát hành ngày hôm nay (2/6).
![]() |
Tổng chi tiêu cho các loại thuốc trị ung thư toàn cầu sẽ vượt mốc 150 tỷ USD đến năm 2020. Ảnh: Shafaqna |
Báo cáo cho hay, chi tiêu cho thuốc trị ung thư trên toàn cầu có tốc độ tăng hàng năm là 7,5-10,5% đến năm 2020, tăng nhanh hơn so với dự báo của IMS hồi năm ngoái là 6-8% đến năm 2018.
Số liệu này thu được dựa trên bảng giá niêm yết của các loại thuốc, trong đó đã loại trừ các khoản giảm giá và chiết khấu, kết hợp cùng các loại thuốc chăm sóc hỗ trợ trong việc điều trị tác dụng phụ như buồn nôn và thiếu máu, được sử dụng với nhiều phương pháp điều trị, nhất là hóa trị liệu.
Được biết, chi phí cho các loại thuốc trị ung thư toàn cầu ở mức 107 tỷ USD trong năm 2015, tăng 11,5% so với năm 2014 và tăng từ 90 tỷ USD trong năm 2011, bởi có 70 phương pháp điều trị ung thư mới cho hơn 20 loại khối u đã được áp dụng trong vòng 5 năm qua, IMS cho biết thêm.
Tuy nhiên, hơn một nửa trong số những loại thuốc mới nói trên chỉ được bệnh nhân ở 6 quốc gia sử dụng, và thậm chí ít được hoàn trả theo các chương trình bảo hiểm công cộng.
Báo cáo của IMS được phát hành ngay trước thềm Hội nghị thường niên của Hiệp hội Ung thư học Lâm sàng Mỹ ở Chicago. Sự kiện khoa học được đánh giá là hội nghị về ung thư quan trọng nhất năm.
Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Shafaqna)
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ (15/08)
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu (15/08)
- Người dân Hàn Quốc tiếp tục hứng chịu trận mưa lớn kỷ lục (15/08)
- Tương lai việc làm trong thế giới hậu COVID: Cần một mô hình mới (15/08)
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu (15/08)
- Tổng thống Mỹ sắp ký thành luật kế hoạch đầy tham vọng về sức khỏe và khí hậu (14/08)
- Australia: Sơ tán sân bay ở thủ đô Canberra do có nổ súng (14/08)
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc (14/08)
-
Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
- Lãnh đạo Myanmar chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEAN
- RCEP đóng vai trò quan trọng vào chiến lược phục hồi của khu vực
-
ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương
- ASEAN: Nhiều thành tựu trên chặng đường 55 năm phát triển (8/8/1967-8/8/2022)
- Kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN: Quảng bá văn hóa ASEAN tại Mexico
- Trung Quốc: Hàng chục người nhiễm loại virus mới chết người
- Mexico hạn chế sản xuất bia do khủng hoảng nguồn nước
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ
- Kiến thức về cây kim ngân cho bạn
- Nước uống nmn 12000 Nhật Bản chính hãng
- Cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch