ClockThứ Tư, 09/12/2020 15:01

“Đeo khẩu trang và cứu lấy cuộc đời của chính bạn”

TTH - Đó là thông điệp của một trong những hình ảnh tư liệu chụp các trang báo từ hơn 100 năm trước được nhà nghiên cứu Elisabeth Zetland của MyHeritage chia sẻ với truyền thông thời gian qua. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế thêm một lần nữa nhắc nhở mỗi người dân tự nâng cao ý thức và trách nhiệm cá nhân để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.

Đeo khẩu trang chỉ vì sợ phạt?AI sẽ nhận diện được khuôn mặt đeo khẩu trang

Hãy luôn đảm bảo đeo khẩu trang trong các hoạt động nơi đông người và đeo đúng cách

Thời gian qua, Chính phủ, các ngành và chính quyền địa phương các cấp rất cố gắng để kiểm soát dịch bệnh COVID-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Tuy nhiên, với “vết cắt” xuất hiện 2 bệnh nhân số 1342 và 1347, chuỗi 89 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng đã kết thúc. Để tiếp tục sống chung với dịch bệnh an toàn, thêm một lần nữa, người dân luôn nhớ và thực hiện theo khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế.

Hơn 100 năm trước, ước tính trận dịch cúm năm 1918 đã cướp đi sinh mạng của 50 triệu người dân trên thế giới. Người ta cho rằng, tại thời điểm bấy giờ, dân trí thấp, thông tin liên lạc hạn chế, nền kinh tế chưa được phục hồi, các cơ sở cơ y tế công cộng lạc hậu, thiếu thốn… khiến các nước không đủ khả năng để ngăn chặn dịch cúm. Mãi cho đến tháng 8/1918, sau hàng loạt các biện pháp đưa ra không mang lại hiệu quả, các hành động phòng ngừa chính thức đầu tiên được thực hiện, gồm: bắt buộc khai báo về các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh; giám sát các cơ sở như trường học và doanh trại; đóng cửa dọn dẹp vệ sinh các địa điểm họp công cộng và tạm dừng các cuộc họp đông người. Việc nhấn mạnh khuyến cáo rửa tay thường xuyên, tránh tụ tập đám đông và đeo mặt nạ cũng được đưa lên hàng loạt các tờ báo, áp phích thời bấy giờ.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau chung sống an toàn với đại dịch COVID-19 bằng cách thực hiện 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế. Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam: Dựa trên nguyên tắc sự lây truyền SARS-CoV-2 chúng ta đã xây dựng lên thông điệp khoa học, dễ nhớ để người dân thực hiện phòng chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế khẳng định, 5K chính là “lá chắn thép” để mỗi người dân tự bảo vệ chính mình và người thân trước đại dịch COVID-19. Là “thép”, nhưng việc thực hiện lá chắn này vô cùng đơn giản để giữ an toàn cho chính mình và người thân trước đại dịch COVID-19. “5K này là 5 hành động cốt yếu để phòng bệnh cho người thân và cộng đồng. Nếu đeo khẩu trang sẽ phòng lây bệnh cho người khác và để mình không bị bệnh. Khử khuẩn các bề mặt và rửa tay thường xuyên để phòng bệnh. Vấn đề khoảng cách tối thiểu 1m-1,5m, nếu 2m thì càng tốt. Không tụ tập cũng liên quan đến vấn đề khoảng cách, khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức để hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Khai báo y tế cũng rất quan trọng, khi có bệnh nhân dương tính thì có thể truy vết để tìm người tiếp xúc gần, tiếp xúc F1, F2 tiến hành xét nghiệm, khoang vùng, dập dịch”, PGS.TS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không gian của vua Hàm Nghi tại Huế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa khai mạc không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” tại nhà Tế Tửu – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Đây là sự kiện ý nghĩa được nhiều người mong đợi để tìm hiểu cuộc đời và chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của một vị vua yêu nước, một nghệ sĩ tài hoa.

Không gian của vua Hàm Nghi tại Huế
Return to top