Kinh tế Thông tin thị trường
Dệt may khó có thể đạt mục tiêu xuất khẩu trong năm nay
Tính đến hết tháng 9 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD, mới chỉ hoàn thành 68% so với kế hoạch của năm.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, trong tháng 9, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt hơn 2,6 tỷ USD, giảm 7% so với tháng tháng trước. Tính chung trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 21 USD, hoàn thành 68% so với kế hoạch của năm (29 tỷ USD).
Dệt may trong “cơn bĩ cực” (Ảnh minh họa: Diễn đàn Doanh nghiệp)
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, xuất khẩu dệt may đạt tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Ngoài những yếu tố khách quan tác động như: nền kinh tế của một số nước nhập khẩu dệt may của Việt Nam đang gặp khó khăn, sự kiện Brexit ở Anh, thì một trong những khó khăn của ngành dệt may bắt nguồn từ chính sách giữ tỷ giá của đồng Việt Nam ổn định so với các đồng ngoại tệ khác, khiến hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn so với các nhà cung cấp khác, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm đơn hàng đang xảy ra khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp, lượng đơn hàng của một số doanh nghiệp hiện mới chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mục tiêu xuất khẩu dệt may Việt Nam đề ra trong năm nay đạt từ 28 đến 29 tỷ USD, tăng 5% so với năm ngoái, như vậy trung bình 3 tháng cuối năm, xuất khẩu hàngdệt may của Việt Nam phải đạt ít nhất 2,5 tỷ USD.
Trước tình hình này, Hiệp hội Dệt may khuyến cáo các doanh nghiệp phải thích ứng với tình hình thị trường, chấp nhận việc chuyển đổi đơn hàng để giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp; tăng cường mở rộng thị trường nội địa với đa dạng hóa các mặt hàng để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Về phía hiệp hội, ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, Hiệp hội sẽ là nơi tổng hợp để phản ánh đến những cơ quan có liên quan để giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung kiến nghị Nhà nước giải quyết hàng loạt những vấn đề về cơ chế chính sách, kiểm tra liên ngành, tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp.
Theo VOV
- Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt? (25/02)
- Giá xăng tăng lên cao nhất trong vòng 1 năm (25/02)
- Đánh giá nghề nuôi hàu sử dụng lốp xe cũ tại đầm Lập An (25/02)
- Ký kết biên bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư Trung tâm Thương mại Aeon Mall tại Huế (25/02)
- Hai tháng đầu năm, vốn thực hiện các dự án FDI tăng 2% (25/02)
- Giải cứu động vật hoang dã trong dịp tết (25/02)
- LG bắt đầu cấp phép nền tảng webOS (25/02)
- Garmin ra đồng hồ thể thao thời trang cho nữ (25/02)
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
- Vietnam Airlines: Sẵn sàng để vận chuyển vaccine COVID-19
- Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%
- Xuất nhập khẩu tháng 1/2021 đạt hơn 55 tỷ USD
- Rà soát dự thảo kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường
- Vietnam Airlines: Dẫn đầu ngành hàng không Việt Nam về tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh
- Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn
- Cảng Chân Mây nhộn nhịp những ngày đầu năm Tân Sửu
- Sẽ sớm khắc phục hư hỏng ở phần trần mái Nhà hát Sông Hương
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
-
Vietnam Airlines: Dẫn đầu ngành hàng không Việt Nam về tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh
- Tập trung nguồn lực phát triển, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”
- Nâng tầm cửa ngõ phía Bắc
- Cảng Chân Mây nhộn nhịp những ngày đầu năm Tân Sửu
- Vào guồng công việc ngay sau nghỉ tết
- Những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020
- Ký kết biên bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư Trung tâm Thương mại Aeon Mall tại Huế
- Kinh tế hợp tác xã chưa đáp ứng yêu cầu
- Sẽ sớm khắc phục hư hỏng ở phần trần mái Nhà hát Sông Hương
- Đưa thương hiệu “sen Huế” vươn ra thị trường