ClockThứ Sáu, 27/12/2019 11:00

Dệt may Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn năm 2020

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD năm 2020 và 60 tỷ USD năm 2025, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Thiếu đơn hàng, doanh nghiệp dệt may đang 'hụt hơi'Xuất khẩu dệt may đối mặt nhiều thách thứcXuất khẩu dệt may 2019 “chạm ngưỡng” 40 tỷ USD

Nhiều năm trở lại đây, ngành dệt may luôn tăng trưởng khá và là một trong những ngành công nghiệp chủ lực và mũi nhọn của Việt Nam. Tuy vậy, nhìn lại năm 2019, các doanh nghiệp dệt may đã trải qua rất nhiều khó khăn.

Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) - ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may phải chịu sức ép bởi những tác động của thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, giá gia công giảm mạnh, ngành sợi vừa bị giảm giá lại không bán được hàng. Căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài cũng đã ảnh hưởng lớn đến ngành sợi Việt Nam…

Cùng với đó, hàng dệt may Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh so với các nước xuất khẩu khác là Ấn Độ và Bangladesh. Nhiều đơn hàng có xu hướng chuyển dịch sang 2 quốc gia này, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng nghiêm trọng.

Dệt may Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2020. (Ảnh minh họa)

Cũng theo đại diện Vitas, không chỉ gặp khó khăn do cạnh tranh gay gắt từ các thị trường xuất khẩu, ngành dệt may còn phải đối mặt với những thách thức trong nước. Nhiều doanh nghiệp dệt may còn nhỏ về quy mô, thiếu tiềm lực tài chính, công nghệ và kỹ thuật… khiến năng suất lao động bình quân thấp hơn so với các nước trong khu vực. Các chi phí đầu vào liên tục tăng làm suy giảm khả năng cạnh tranh…

Hơn nữa, tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp còn phải “gồng mình” cạnh tranh với hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng được dán mác và thương hiệu hàng Việt Nam. Đáng nói, nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam, có ưu thế cạnh tranh và chất lượng vượt trội so với hàng trong nước.

Vitas dự báo, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ đạt khoảng 39 tỷ USD, tăng hơn 7,5% so với năm 2018, giảm 1 tỷ USD so với mục tiêu đặt ra.

Trước tình hình nội tại, các chuyên gia nhận định, năm 2020, thị trường dệt may toàn cầu cũng như Việt Nam vẫn tiếp tục chịu tác động lớn từ cuộc thương chiến Mỹ - Trung.

Trong năm tới, ngành đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu đạt 42 tỷ USD, phấn đấu đến năm 2025, con số này là 60 tỷ USD.

Để đạt được kết trên, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới. Bên cạnh đó, để tận dụng được cơ hội từ  EVFTA, ngành dệt may cần chú trọng tháo gỡ những nút thắt về nguồn cung nguyên liệu đã và đang bị thiếu hụt, cùng với đó là các vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao, vấn đề môi trường.

Đặc biệt, với xu hướng hội nhập và phát triển trong cuộc cách mạng 4.0, đòi hỏi doanh nghiệp phải tự đổi mới mình, tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành… có như vậy mới đủ sức “sánh vai” và cạnh tranh với các đối tác lớn trên thế giới.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

TIN MỚI

Return to top