ClockThứ Ba, 17/01/2017 08:52

Dệt zèng chính thức là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

TTH - Dệt zèng là một trong những ngành nghề truyền thống được người phụ nữ dân tộc Tà Ôi (A Lưới) hình thành sớm và gìn giữ cho đến ngày nay.

Các ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (ngoài cùng bên trái); Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (ngoài cùng bên phải) trao Bằng công nhận Nghệ nhân ưu tú cho 2 nghệ nhân của A Lưới

Sáng 16/1, tại Trung tâm Sinh hoạt văn hóa các dân tộc huyện A Lưới, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND huyện A Lưới tổ chức lễ đón Bằng công nhận nghề dệt zèng của đồng bào Tà Ôi là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Các ông: Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Nông Quốc Thành – Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch);  ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Dệt zèng là một trong những ngành nghề truyền thống được người phụ nữ dân tộc Tà Ôi (A Lưới) hình thành sớm và gìn giữ cho đến ngày nay. Những tấm vải zèng mang vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng với khoảng 76 loại hoa văn và 3 màu chủ đạo, gồm: vàng, đen, xanh. Điểm độc đáo so với thổ cẩm ở các vùng khác là người thợ kết trực tiếp hạt cườm trong quá trình diệt vải để tạo hoa văn, có giá trị về nhiều mặt, vừa là vật dụng, bảo đảm nhu cầu sinh hoạt, vừa là tác phẩm nghệ thuật, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa tộc người Tà Ôi.

Đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho nghề dệt zèng

Ngày nay, không chỉ người dân tộc vùng lân cận biết tới và mua zèng của người Tà Ôi mà khách du lịch cũng đã biết đến và tìm mua thông qua các hợp tác xã dệt zèng. Công việc này đang ngày càng tạo thêm nguồn thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người phụ nữ vùng cao.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung nhấn mạnh: Thời gian tới, UBND huyện A Lưới tiếp tục phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ban, ngành liên quan tạo điều kiện để nghệ nhân thực hành, truyền nghề dệt zèng và phát triển các hợp tác xã dệt zèng; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ di sản, bảo vệ và phát huy tài năng của các nghệ nhân; đồng thời, có giải pháp khai thác hiệu quả di sản, gắn kết phát triển du lịch dịch vụ và đa dạng các loại hình di sản văn hóa, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dịp này, BTC cũng trao bằng công nhận Nghệ nhân ưu tú cho nghệ nhân Quỳnh Hoàng (loại hình Nghệ nhân tri thức dân gian) và nghệ nhân Hồ Thị Tư (loại hình Nghệ nhân nghệ thuật trình diễn dân gian). Đây là 2 trong số 600 nghệ nhân ưu tú vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu.

VĂN - LY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

TIN MỚI

Return to top