ClockThứ Hai, 09/12/2019 14:53

Đi lên từ rừng và dịch vụ nông nghiệp

TTH - Bắt đầu lập nghiệp trên vùng đất Phong Mỹ (Phong Điền) năm 1996, đến nay, gia đình ông Nguyễn Công Liên (trú tại xóm 2, thôn Tân Mỹ) đã có trong tay tiền tỷ từ trồng rừng, cây cao su và các dịch vụ nông nghiệp…

Tái diễn nạn khai thác rừng trái phép ở A LướiKhi rừng có chủ

Gia đình ông Liên mua máy làm dịch vụ nông nghiệp cho bà con bản Hạ Long

Ngoài trồng rừng, trồng cao su, chăn nuôi các loại..., ông Liên còn làm dịch vụ nông nghiệp cho bà con trong thôn và bản Hạ Long. Trong đó, ông mua sắm máy cày, máy gặt liên hiệp và hợp đồng với HTX Tân Mỹ, bản Hạ Long để vừa cày xới đất trồng lúa vừa thu hoạch và chở vào tận nhà cho bà con xã viên. Với giá thành rẻ và phục vụ đưa lúa vào tận nhà, ông được bà con xã viên nơi đây tin tưởng thuê làm. Hàng năm, ông đảm nhận khoảng 700 mẫu lúa cho bà con.

Là người quê Phong Bình, theo cha mẹ lên vùng kinh tế mới ở Phong Mỹ từ sau giải phóng, năm 1996, lúc 23 tuổi, ông lấy vợ và được cha mẹ cho một ngôi nhà nhỏ lợp tôn. Để giúp vợ chồng ông, cha mẹ cho thêm 1 cặp heo để chăn nuôi, bước vào cuộc sống tự lập. Vợ ông lo nuôi gà, cá, vịt, heo; còn ông tham gia trồng rừng, trồng cao su.

Nhờ cần cù, chịu khó nên vợ chồng ông tích góp và vay ngân hàng mua máy móc làm thêm dịch vụ nông nghiệp cho bà con trong thôn và bản Hạ Long; đồng thời phát triển thêm diện tích trồng rừng và cây cao su. Đến nay, gia đình ông đã có 12 ha rừng tràm. Riêng 1ha cao su cho thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập hàng năm của ông từ 600 đến 700 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 400 lao động/năm với thu nhập bình quân từ 250 đến 280 ngàn đồng/người/ngày.

Có được thành quả như ngày hôm nay, ông Liên đã không ngừng học hỏi các mô hình kinh tế từ những nơi khác và tích cực tham gia vào việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Đến nay, với 12ha rừng tràm hiện có, trong đó có 5ha tham gia vào dự án trồng rừng gỗ lớn, gia đình ông đã có tiền tỷ trong tay.

Ông Liên là một trong 27 cá nhân vinh dự được UBND huyện Phong Điền tặng giấy khen nông dân sản xuất kinh doanh giỏi năm 2019. Trước đây, gia đình ông đã phải thế chấp tài sản vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hàng trăm triệu đồng để đầu tư trồng rừng, mua sắm máy móc. Nay, gia đình ông đã trả được hết nợ và nuôi 6 người con ăn học trưởng thành. Thời gian tới, ông sẽ đăng ký số diện tích rừng còn lại vào trồng rừng gỗ lớn, nhằm phát triển hơn trong nghề trồng rừng; đồng thời tăng hiệu quả, giá trị kinh tế cho gia đình.

Ông Nguyễn Hữu Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ đánh giá, ông Liên tự vươn lên, vừa vay vốn ngân hàng vừa tích góp để phát triển sản xuất kinh doanh. Gia đình ông Liên là 1 trong 131 hộ dân đăng ký trồng 297ha rừng gỗ lớn. Hiện nay, ông Liên đảm nhận nhiều vai trò như: thành viên HTX Tân Mỹ, thành viên HTX Lâm nghiệp bền vững Phong Mỹ; đồng thời ông Liên là thành viên cộng đồng trong 6 đơn vị quản lý, bảo vệ 1.800ha rừng và tham gia trồng cây dược liệu (ba kích, thiên niên kiện) dưới tán rừng...

“Ngoài tham gia sản xuất kinh doanh giỏi, ông Liên còn là thành viên tham gia tích cực các phong trào do địa phương phát động như: xây dựng nông thôn mới, thể dục thể thao, đền ơn đáp nghĩa... Ông là nông dân tiêu biểu, gương điển hình của địa phương trong sản xuất kinh doanh giỏi được địa phương ghi nhận”, ông Chung khẳng định.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Kết nối việc làm với hơn 9.000 vị trí cần tuyển dụng

Sáng 19/2, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (DVVL) tổ chức Tháng giao dịch việc làm với chủ đề "Mùa xuân kết nối việc làm" nhằm đẩy mạnh công tác kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện để các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng lao động, cơ sở đào tạo tuyển sinh học nghề đạt hiệu quả.

Kết nối việc làm với hơn 9 000 vị trí cần tuyển dụng
Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, với ông Nguyễn Văn Lịch (xã Phong Thu, Phong Điền), mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn còn mang lại hiệu quả kinh tế và là niềm vui lao động khi tuổi đã cao.

Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn
Số hóa trong nông nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) hướng đến phát triển kinh tế số đang được ngành nông nghiệp tỉnh bước đầu triển khai mang lại hiệu quả nhất định, thiết thực.

Số hóa trong nông nghiệp
Return to top