ClockThứ Bảy, 20/05/2017 05:46

Đi “luyện lò”

TTH - Hồi còn đi học, thì cụm từ “luyện lò” được nhắc đến như một cực hình mà gần như học sinh nào cũng phải trải qua…

Độ này Huế chướng tính, lúc nóng lúc lạnh không lường trước được. Hôm trời u u, mấy đứa sắp thất nghiệp tụi tôi ỉu xìu cùng cái lạnh của trời và mường tượng về sự lạnh nhạt của lòng người sau tốt nghiệp. Hôm quang nắng thì cả người cứ bưng bức, phần vì nhiệt độ, phần lo sợ cái ngày tốt nghiệp đang tới gần mà lòng vẫn mông lung vô định ghê lắm. Nhiều khi thấy bản thân giống mấy đứa cùng lứa hồi trước đang “luyện lò”, cũng sợ, cũng bưng bức và mông lung.

Một lớp luyện thi tốt nghiệp THPT quốc gia trên đường Phan Đình Phùng

Hồi còn đi học, cụm từ  “luyện lò” được nhắc đến như một cực hình mà gần như học sinh nào cũng phải trải qua. Lò nào mang tên thầy, cô giáo càng có tiếng thì lò càng chật. Cơ hội chiếm được một suất “yên tâm” cho mình tưởng khó như thời bao cấp bà ngoại chen chân đợi đến lượt mua gạo. Tôi nhớ có đợt cô bạn bảo ba mẹ nó canh thức từ 3, 4 giờ sáng để mua phiếu học cho con. Mà thầy đó cũng lạ, tuyệt nhiên chỉ bán phiếu cho phụ huynh vào mấy “khung giờ vàng” vì thầy quan niệm đó là “có quan tâm con cái”. Con bạn tôi mừng húm vì được ngủ, nhưng rồi đến khi ngủ dậy vẫn không thấy ba mẹ về nên mừng chuyển qua lo. Ba nó nghe nó điện, bảo thôi ba đợi thêm chút nữa vì còn tầm có chục người, dù mặt trời đã lên cao lắm. Tôi nghe kể lại, tặc lưỡi, không học thầy này thì thầy khác, không lò này thì lò khác, vì thật tình là tôi không mê, mà ba mẹ tôi thì cũng quá bận.

Thế rồi “dòng đời đưa đẩy” cũng phải lọ mọ đến xin, cốt chỉ được cái giờ học tréo ngoe 12h rưỡi trưa do đã hết đợt ba mẹ đến hỏi. Từ đó là tôi biết tỏng, canh đi mua phiếu còn hơn dò xổ số. Họa chăng cũng mang máng giống đặt cược cả số phận vì trót loáng thoáng “thầy, cô này toàn trúng đề mày ạ…”. Ba mẹ nhìn mấy đứa chạy “show” chắc cũng thương ghê lắm. Rồi thấy cũng tội, mà thôi cũng kệ. Chứ nó sợ rớt 1, ba mẹ cũng sợ 10. Đoạn cầm được phiếu trong tay, tôi hay “so deep”  kiểu cầm cầm vuốt vuốt rồi cất liền, mấy đứa bạn khác thì đi ép cả plastic do ai cũng sợ mất hay nát 1 chút là coi như “chết” hẳn.

Hồi năm đầu luyện lò, những tưởng có “vé vào” là nhất mà sai bét. Ai ai cũng phải đi thiệt sớm, hoặc tan học chạy thiệt nhanh để giành được chỗ thấy rõ cô, thầy và cái bảng. Vài bận tan học muộn, lại cày từ trưa nên đoạn đến lớp, nhìn trước mình đâu cũng toàn “tóc là tóc” mà phát hoảng. Hôm đó đành ngồi tít phía cuối của phòng ngoài, cặp kính cận như sắp đào được rảnh trên mặt vì “tương lai” sao nó cứ mờ mờ rồi quắng quéo hết cả. Mà tuyệt nhiên đoạn đó không đứa nào thấy khổ bởi được nhìn thấy chút chút là còn đỡ, lắm khi chỉ ngồi và cố nghe rồi hí hoáy chép. Ngẫm ra hồi đó chắc cũng phải tầm 1-2 trăm người/lò.

Giờ mấy lứa sau này đổi thi liên tục, tự luận, trắc nghiệm búa xua nên chắc không phải chỉ mình tụi nó lo mà mấy thầy, cô cũng chạy đôn chạy đáo ghê lắm. Tôi không rõ mấy đoạn thi sau thì thế nào, nhưng thấy đứa em trong xóm bảo “bữa nay ít người rồi chị, cũng đỡ mệt, mà cũng buồn”.  Thật tình thì hồi đó, sau chừng mấy bữa thì lò luyện không còn là thứ gì đó đáng sợ nữa. Đó vừa là nơi để học, vừa là chỗ để tụm 5, tụm 3 tám tiếp mớ bòng bong còn dang dở khi ở lớp. Mà cũng lạ, ngày còn khoác áo trắng bảng tên, thì cái vụ nói chuyện lén lúc nào cũng nằm top. Nói chuyện trong lớp là một nghệ thuật mà giới học sinh là một nghệ sĩ. Chắc chắn là vậy. Mà nữa, cái cớ “học thêm” cũng quá hay ho để mấy đứa có dịp “bùng” vài lần để cùng nhau trà sữa, ăn vặt… Bằng kinh nghiệm 3 năm “nung lò” thì tôi chắc chắn đứa nào chí ít cũng 1, 2 lần như vậy. Đó hẳn là khoảng thời gian rất vui.

Hôm trước mấy đứa bảo “tao muốn đi học lại, cái khoảng thời gian 'thanh xuân' răng mà cứ trôi qua vèo vèo. Lỡ mai tao thất nghiệp hay thiếu tiền, tụi bây đừng có mà khoe của hay chi nghe chưa”. Câu nói nửa đùa nửa sợ vang lên, cả đám cùng nhau cười rồi lại tỉ tê về cái hồi còn đi học, còn chạy vạy mua phiếu và tìm chỗ. Tôi biết là có một khoảng ký ức đáng nhớ đang dần tua chậm. Dù không biết có phải là cố ý để nó tìm về không, nhưng tôi chắc mấy nhỏ bạn tôi vài phần trăm là đang lảng tránh chuyện không biết sau này nó có phải là đứa thất nghiệp, không biết mình có còn được cười vui như thế nhiều và lâu chừng nào nữa. Nên suy đi nghĩ lại, đi suốt và luyện suốt cũng không đáng sợ bằng. Đúng không?!

Bài: HANI - Ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Ngày 6/4, Trường cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế tổ chức hội nghị phân luồng giáo dục lần thứ 4, năm 2024. Chương trình được phối hợp với các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn về một số hoạt động giáo dục, hướng nghiệp gắn với mục tiêu việc làm bền vững cho học sinh, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Return to top