ClockThứ Năm, 28/03/2019 14:16

Đi may áo dài, gặp thái độ “ngắn”

Uy tín và chất lượng làm nên thành côngKhông thể xem nhẹ

Hưởng ứng chủ trương mặc áo dài công sở trong ngày thứ 2 hàng tuần, chị em cơ quan tôi tranh thủ giờ nghỉ chọn mua áo dài. Trước khi mua, chúng tôi đến tiệm may TH. trên đường Bến Nghé để nhờ tư vấn loại vải, mẫu mã, sẵn tiện có bán vải thì mua luôn, song nhà may này chỉ nhận đo may nên chúng tôi đến tiệm vải bên cạnh để mua. Quay lại thì lúc này tiệm đang có khách. Tôi không hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao nhưng nghe qua có vẻ chủ tiệm khá gắt gỏng với khách khi họ yêu cầu sửa lại áo dài. Cô bé này vì lý do nào đó đã không đến đo may được nên lấy số đo của bạn để may áo dài cho mình. Vì thế, tay áo hơi chật và nhờ tiệm nới rộng ra. Thay vì đáp ứng yêu cầu của khách, chủ quán mắng khách “áo mình không lo đi đo lại nhờ người khác, bây giờ quay lại hành người ta”.

Đang hưng phấn vì chọn mua được bộ áo dài ưng ý, nghe thế cả tôi và cô đồng nghiệp đi cùng nhìn nhau ái ngại. Đợi việc kia giải quyết xong, chúng tôi trình bày nhu cầu cần gấp và mong chủ tiệm tạo điều kiện, linh động may sớm cho kịp mặc thứ hai đầu tuần sau, tính ra cũng được 4 ngày để đo may. Vừa nghe xong, người chồng (phụ ghi sổ sách, biên lai), vẻ bực dọc: “Không làm được, thôi đừng may nữa”. Dù hơi thất vọng nhưng chúng tôi cũng cố nán lại chờ quyết định của chị chủ quán như gợi ý người người thợ. Song, cũng như người chồng, chị này không chỉ từ chối thẳng thừng mà còn nói như đuổi: “Không nhận, không may được!”.

Đến nước này, tôi và cô đồng nghiệp đi thẳng ra xe và tự nhủ sẽ không bao giờ quay lại tiệm may đó nữa. Dù có may đẹp nhưng cách ứng xử thiếu văn hóa, thiếu tế nhị và coi thường khách như thế chắc chắn sẽ khó bền lâu chứ đừng nói tới việc phát triển mở rộng thương hiệu.

Huế đang hướng đến xây dựng và xác lập thương hiệu áo dài không chỉ ở Việt Nam mà cả quốc tế. Thế nên, dịch vụ đo may lấy nhanh hẳn sẽ ăn nên làm ra nếu đáp ứng nhu cầu không chỉ đẹp mà còn nhanh, uy tín. Bằng chứng là khi chúng tôi đến tiệm may khác trên giao lộ Hùng Vương-Nguyễn Huệ, chủ tiệm không chỉ đáp ứng nhu cầu lấy nhanh và còn rất nhiệt tình, vui vẻ, hẹn đến lấy sớm để có gì còn chỉnh sửa cho phù hợp để đầu tuần có áo dài diện với chị em!

Linh Đan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Ra mắt bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ âm nhạc Trịnh Công Sơn

Tiếp nối thành công của các bộ sưu tập “Xưa và nay”, “Nhật Nguyệt”, “Em đến từ nghìn xưa”, “Vũ khúc gấm lụa”, “Bóng – Hình”…, tối 14/12, nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu sẽ ra mắt bộ sưu tập áo dài mới mang tên “Màu thời gian” trong chương trình nghệ thuật, trình diễn thời trang “Diệu – Màu thời gian” tại TP. Hồ Chí Minh.

Ra mắt bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ âm nhạc Trịnh Công Sơn

TIN MỚI

Return to top