Văn hóa - Nghệ thuật Thông tin văn hóa
Di sản văn hóa Champa là thành tố quan trọng trong bản sắc văn hóa Huế
TTH.VN - Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế với hệ thống các di tích và hiện vật còn lại đã phản ánh rõ nét về một giai đoạn lịch sử phát triển lâu đời. Những giá trị đó là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên một diện mạo vùng văn hóa đa dạng, đặc sắc.
Đó là một trong rất nhiều nhận định được các chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra tại hội thảo với chủ đề “Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế” do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức vào sáng 6/12. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử trong và ngoài tỉnh.
Từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, khu vực miền Trung hiện nay xuất hiện nhiều tiểu vương quốc, trong đó có Lâm Ấp - Champa (vùng Bắc Trung bộ ngày nay). Sự ra đời này được xem như là quá trình hội tụ và phát triển của văn hóa tiền - sơ sử Việt Nam mà trực tiếp là văn hóa Sa Huỳnh trên dải đất miền Trung.
Thừa Thiên Huế là không gian một phần lãnh thổ vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ II đến đầu thế kỷ XIV (gần 12 thế kỷ), ở đây đã hình thành nên một di sản văn hóa đồ sộ. Từ năm 1306, vùng châu Ô, châu Lý được nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Sự có mặt của người Việt ở vùng đất đã tạo tiền đề cho văn hóa Đại Việt ảnh hưởng mạnh hơn về phương Nam. Người Việt khi đến sinh sống, định cư ở vùng đất mới đã có lối sống ứng xử khôn khéo, tôn trọng, kế thừa và phát huy các thành tựu văn hóa mà cư dân Champa để lại.
Tại hội thảo, các đại biểu cùng nhau thảo luận tập trung vào những vấn đề quan trọng liên quan đến văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế. Trong đó, tập trung vào những dấu ấn văn hóa, quan hệ Đại Việt - Champa trong lịch sử, phát huy giá trị hệ thống di tích Champa… PGS.TS.Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho rằng, cần thiết nghiên cứu thành lập một bảo tàng văn hóa Champa đặt tại thành Hóa Châu cũng như xây dựng hồ sơ thành Hóa Châu là di tích quốc gia.
Tin, ảnh: N. MINH
-
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
- Đêm thơ “Nhịp điệu mới” mở đầu Festival Thơ Huế 2023
- Thơ Nguyên tiêu của Hội thơ Hương Giang
- Lễ hội cầu ngư và xuất quân đánh cá vụ Nam
- "NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG" - Khúc ca Huế của Tào Khánh Hưng
- Phim “Nhà bà Nữ” hết Tết chưa hết “hot”
- Thai Dương Hạ vào hội cầu ngư
- Sắp ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
- Khai hội đền Huyền Trân “ngưỡng vọng tiền nhân”
-
Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
- Giá trị cửa biển Thuận An
- Khai hội đền Huyền Trân “ngưỡng vọng tiền nhân”
- Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
- Lễ hội cầu ngư và xuất quân đánh cá vụ Nam
- "NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG" - Khúc ca Huế của Tào Khánh Hưng
- Thai Dương Hạ vào hội cầu ngư
- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn
- Ngưỡng vọng từ lễ hội xuân
- Thơ Nguyên tiêu của Hội thơ Hương Giang