ClockThứ Năm, 13/09/2012 10:49

Di tích cơ quan Tỉnh uỷ lâm thời Thừa Thiên Huế (1942 - 1945)

TTH - Cơ quan Tỉnh uỷ lâm thời (1942 - 1945) cùng với các điểm di tích, lịch sử, văn hoá như Làng văn hoá Mỹ Lợi, chùa Thánh Duyên, núi Linh Thái, đầm Cầu Hai đang là điểm du lịch đầy hứa hẹn và là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế.

Xã Vinh Giang - huyện Phú Lộc đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cách mạng trụ sở cơ quan Tỉnh uỷ lâm thời Thừa Thiên Huế (1942 - 1945) tại nhà đồng chí Lê Minh (Lê Tư Minh).

Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cách mạng

Vinh Giang là xã vùng ven biển, đầm phá thuộc vùng khu 3 huyện Phú Lộc. Nơi đây là một trong những cái nôi của phong trào đấu tranh cách mạng ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng. Hàng loạt thanh niên Vinh Giang và các xã khu 3 đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, phong trào cách mạng đã lan toả khắp thôn, xóm và trong nhân dân. Dù kẻ thù khủng bố, đàn áp dã man nhưng nhân dân khu 3 vẫn trọn niềm tin với Đảng. Trong nhiều địa danh, cơ sở cách mạng trên địa bàn xã Vinh Giang, tiêu biểu có trụ sở cơ quan Tỉnh uỷ lâm thời Thừa Thiên Huế thời kỳ 1942 - 1945.

Toàn cảnh di tích

Năm 1942, đồng chí Nguyễn Chí Thanh và các đồng chí Tỉnh uỷ lâm thời đã quyết định chuyển cơ sở về hoạt động tại xã Vinh Giang. Ngôi nhà của đồng chí Lê Minh được sử dụng làm trụ sở cơ quan Tỉnh uỷ lâm thời. Nơi đây, đồng chí Nguyễn Chí Thanh thường xuyên làm việc và chủ trì nhiều cuộc họp chỉ đạo phong trào cách mạng của tỉnh, liên lạc với xứ uỷ Trung kỳ và các địa phương khác. Ngôi nhà này là nơi chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho hội nghị toàn tỉnh trên đầm Cầu Hai chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.

Di tích này còn ghi nhiều công lao cống hiến hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của nhiều đồng chí như Lê Bá Di, Lê Cương, Phan Sung, Nguyễn Đình Sản, Lê Hải. Từ ngôi nhà này, đồng chí Lê Minh đã giác ngộ cách mạng và giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên, Phó Bí thư Khu uỷ Trị Thiên - Huế, Chỉ huy trưởng mặt trận Huế trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Đặc biệt, đây là địa điểm mà đồng chí Nguyễn Chí Thanh sau khi vượt ngục trở về đã lãnh đạo phong trào cách mạng và trở thành vị tướng tài ba, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiến Vinh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top