ClockThứ Năm, 09/08/2018 14:29

Dịch chuyển & định hình chất lượng nguồn nhân lực

TTH - Ngoài lực lượng lao động tự do mà những nhà nghiên cứu chính sách, nghiên cứu kinh tế thường hay nói là khu vực lao động phi chính thức, thì trong những năm đến, nếu những gì diễn ra đúng với những tính toán về cải cách bộ máy nhà nước và những cảnh báo về sự thay thế sức lao động bằng tự động hóa… thì chúng ta có thể thấy, có hai nguồn lao động rất lớn sẽ gia nhập vào khu vực lao động này.

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quảTiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu quảNâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bộ máy chính quyền và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

Trước tiên nói về việc cải cách bộ máy. Cải cách bộ máy nhà nước là điều chúng ta đã nghe rất nhiều. Bộ máy nhà nước hiện nay hết sức cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả và là một gánh nặng cho ngân sách. Chi hàng năm để nuôi bộ máy chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn chi ngân sách. Nhiều lần cải cách và tinh giản biên chế vẫn không thực hiện được vì sự “trì kéo của nhiều lợi ích cục bộ”. Đến thời điểm này, có vẻ như “sức chịu đựng” của cả nguồn ngân sách và quyết tâm chính trị về cải cách đã quá giới hạn. Vì vậy, cải cách bộ máy, tinh giản biên chế là việc buộc phải làm và làm quyết liệt. Nghĩa là không thể có du di và trì hoãn. Ví dụ như Bộ Y tế tính toán: “… Nếu hợp nhất 420 trung tâm y tế huyện và 420 bệnh viện đa khoa huyện, riêng ngân sách nhà nước chi cho lãnh đạo 840 đơn vị sự nghiệp công lập này sẽ giảm 121 tỷ/năm. Đồng thời sẽ giảm được số lượng người làm hành chính khoảng 10.899 người (lái xe, thủ quỹ, văn thư, kế toán), ngân sách sẽ không phải chi khoảng 784 tỷ đồng/năm.” (nguồn chinhphu.vn). Ở đây, mới chỉ có một bộ, và cũng chỉ mới tính toán ở một vài lĩnh vực hoạt động, ngoài tiết kiệm ngân sách, thì chúng ta thấy một lượng lớn lao động sẽ được giảm. Lượng lao động này sẽ đi đâu ? Có thể có những người có cơ hội sẽ “chuyển dịch” trong chính ngành y tế ở khu vực tư nhân, nghĩa là không hưởng lương từ ngân sách, nhưng không dễ gì khu vực này giải quyết được hết một lượng lớn lao động như vậy. Điều đó cũng có nghĩa sẽ có một lượng lao động không nhỏ sẽ được (bị) đẩy ra khu vực lao động phi chính thức.

Một lực lượng lao động khác sẽ tham gia vào khu vực lao động phi chính thức đó là khi ngành công nghiệp ngày càng phát triển và phát triển ở trình độ cao, tự động hóa được ứng dụng nhiều hơn và ngày càng rộng rãi thì nhiều lao động cũng sẽ bị đẩy ra khu vực này. Ngoài bị thiết bị máy móc tự động hóa thay thế, thì có một thực tế khác mà chúng ta cũng đã từng nghe từ những nhà nghiên cứu kinh tế, đó là đã có hiện tượng doanh nghiệp FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) “tìm nhiều cách để sa thải lao động” có tuổi đời cao để giảm gánh nặng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và một số chi phí khác cho doanh nghiệp.Trước hết là ở khu vực kinh tế FDI nhưng dễ sẽ lan ra các khu vực kinh tế khác.

Rất có thể, những nguồn lao động “khổng lồ” nói trên dịch chuyển sẽ góp phần định hình lại chất lượng của nguồn nhân lực. Nhưng cũng có thể thấy, nếu nó diễn ra, trước mắt sẽ có những tác động bất lợi cho việc ổn định đời sống của người lao động nói riêng và xã hội nói chung.

Ai cũng biết, năng suất lao động của Việt Nam thuộc vào hàng thấp trong khu vực. Nếu lực lượng lao động này chuyển sang các ngành nghề khác thì phải có thời gian để học tập thay đổi nghề. Nếu như làm được nghề rồi, vì “trái nghề” cho nên năng suất lao động cũng không cao. Vì vậy sẽ rất khó đẩy năng suất lao động của Việt Nam có bước phát triển đột phá để đưa nền kinh tế phát triển nhanh. Một vấn đề khác, một lực lượng lớn lao động được đẩy ra khu vực lao động phi chính thức, thì chúng ta hình dung sẽ có nhiều xáo trộn trong đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực việc làm. Hơn nữa, khi thu nhập của người dân không cao, nó cũng rất khó kích thích cho các loại hình dịch vụ phát triển.

Đó là một bài toán khó đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải lường trước và trăn trở để có hướng giải quyết phù hợp, hiệu quả.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
Return to top