Thế giới Thế giới
Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu
Trong 3 tuần qua, số ca mắc COVID-19 ở Indonesia đã giảm về tổng thể, dù còn tăng ở một số thành phố như Jakarta. Tuy nhiên, sự gia tăng này không theo “cấp số nhân."
Người dân đeo khẩu trang xếp hàng mua thực phẩm tại Bandung, Indonesia, ngày 18/2/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 19/5, Bộ trưởng Điều phối phát triển con người và văn hóa Indonesia Muhadjir Effendy khẳng định rằng quốc gia này “rất lạc quan” chuyển từ giai đoạn đại dịch COVID-19 sang giai đoạn bệnh đặc hữu.
Hãng thông tấn chính thức Antara dẫn lời Bộ trưởng Muhadjir nhắc lại rằng Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây đã cho phép người dân không mang khẩu trang, đặc biệt là ở các địa điểm ngoài trời.
Trong 3 tuần qua, số ca mắc COVID-19 ở Indonesia đã giảm về tổng thể, dù còn tăng ở một số thành phố như Jakarta. Tuy nhiên, sự gia tăng này không theo “cấp số nhân."
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho rằng mức độ nhận thức cao của cộng đồng đối với các quy định y tế là yếu tố thúc đẩy chính phủ quyết định nới lỏng các hạn chế phòng chống COVID-19.
Ông Budi cho biết bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi từ giai đoạn đại dịch COVID-19 sang giai đoạn bệnh đặc hữu là bãi bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại các không gian mở không đông người.
Tuy nhiên, người dân vẫn được khuyến cáo đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động trong nhà, cũng như khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Các đối tượng dễ bị tổn thương và những người có các triệu chứng mắc COVID-19 cũng được khuyến cáo đeo khẩu trang.
Ngoài bãi bỏ quy định đeo khẩu trang trong các hoạt động ngoài trời, Chính phủ Indonesia cũng đã hủy bỏ yêu cầu trình kết quả xét nghiệm PCR hoặc antigen đối với du khách trong nước và quốc tế đã được tiêm phòng đầy đủ.
Theo số liệu của Lực lượng đặc nhiệm đối phó với COVID-19, tính đến ngày 19/5, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 6.051.850 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.891.574 bệnh nhân đã hồi phục và 156.510 ca tử vong./.
Theo Vietnam+
- Cần tiêm mũi tăng cường thứ 2 vaccine COVID-19 cho các nhóm dễ bị tổn thương (19/08)
- Anh vạch lộ trình sử dụng xe tự lái vào năm 2025 (19/08)
- Thái Lan lên kế hoạch cấp “thị thực vàng” có giá trị 10 năm (19/08)
- Khách nước ngoài đến Nhật Bản tiếp tục vượt mức 100.000 người (19/08)
- Nga tiếp tục chuyển viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine (18/08)
- Sân bay Dubai của UAE nhộn nhịp chuẩn bị cho sự kiện World Cup (18/08)
- Thiếu hụt lao động, Australia cân nhắc tăng hạn ngạch nhập cư (18/08)
- Thái Lan không chào đón du khách tới hút cần sa (18/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát