Thế giới

Dịch COVID-19: Pháp mở rộng áp dụng thẻ thông hành y tế

ClockThứ Hai, 09/08/2021 15:15
Chính phủ Pháp quyết tâm mở rộng áp dụng thẻ thông hành y tế đối với các nhà hàng, quán cà phê và hoạt động đi lại liên thành phố, bất chấp nhiều người biểu tình phản đối.

Hàn Quốc gia hạn các biện pháp giãn cách xã hộiCDC Mỹ: Người đã chủng ngừa COVID-19 vẫn nên mang khẩu trang nơi có nguy cơ caoPhương pháp “Zero COVID” ở châu Á - Thái Bình Dương có thể khiến khu vực gặp nhiều thử tháchNhóm nghị sỹ Hữu nghị Pháp-Việt Nam cam kết ủng hộ Việt NamCOVID-19: Indonesia cân nhắc gia hạn các biện pháp hạn chế đi lại

Người dân đeo khẩu trang phòng COVID-19 tại Paris, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Từ ngày 9/8, người dân Pháp cần xuất trình thẻ thông hành y tế để được tham gia các hoạt động thường nhật như nhâm nhi một tách cà phê trong quán hay đi tàu liên thành phố.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề ra kế hoạch này nhằm ngăn chặn đà tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và khuyến khích người dân đi tiêm phòng.

Chính phủ Pháp quyết tâm mở rộng áp dụng thẻ thông hành y tế đối với các nhà hàng, quán cà phê và hoạt động đi lại liên thành phố, bất chấp nhiều người biểu tình phản đối.

Ông Macron hy vọng kế hoạch này sẽ giúp tăng số người đi tiêm chủng phòng COVID-19 và kìm hãm làn sóng lây nhiễm thứ tư tại Pháp.

Chiến lược tương tự cũng đã được các nước láng giềng trong Liên minh châu Âu (EU) thực hiện, như Italy và Đức.

Thẻ thông hành y tế được cấp dưới dạng một mã QR xác nhận đã tiêm vaccine đủ liều, xét nghiệm âm tính với virus hoặc chứng nhận đã phục hồi sau khi mắc COVID-19.

Chính phủ Pháp hy vọng giai đoạn quá độ 1 tuần sẽ giúp các khách hàng và các cơ sở kinh doanh quen với các quy định mới.

Nhật báo Le Parisien dẫn lời Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết: “Thẻ thông hành và việc tiêm phòng sẽ giúp tránh phải áp đặt giới nghiêm và phong tỏa.”

Ông Veran cũng thông báo một số sửa đổi trong các quy định mới, như các xét nghiệm trong vòng 72 giờ thay vì 48 giờ và chấp nhận cả hình thức tự xét nghiệm dưới sự giám sát y tế. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng các quy định này sẽ được áp dụng ít nhất đến tháng 11 và chính phủ sẽ không rút lại các quy định này.

Số ca mắc COVID-19 phải nhập viện ở Pháp hiện chưa đến những mức cao trước đây, nhưng hiện có 1.510 người trong tình trạng nguy kịch. Con số này tuần trước là 1.099 người.

Tổng thống Macron hy vọng kế hoạch mới sẽ giúp tăng số người đi tiêm vaccine phòng bệnh. Hiện hơn 55% người dân ở Pháp đã tiêm đủ liều 2 mũi vaccine.

Theo các số liệu mới nhất, gần 7 triệu người đã đặt lịch tiêm mũi đầu tiên kể từ khi kế hoạch trên được đề ra.

Trước đó, từ ngày 21/7, Pháp đã quy định xuất trình thẻ thông hành y tế đối với những người đến rạp chiếu phim, nhà hát và viện bảo tàng.

Việc mở rộng áp dụng hình thức này đã được Hội đồng Hiến pháp của Pháp thông qua ngày 5/8 vừa qua. Theo đó, áp dụng tại các nhà hàng phục vụ khách trong nhà cũng như ngoài trời, nhưng không yêu cầu đối với hệ thống tàu điện ngầm và vận tải ngoại ô.

Những ngày qua, Tổng thống Macron đã liên tục sử dụng nền tảng xã hội TikTok để gửi đi thông điệp của mình: “Hãy đi tiêm chủng. Đây là bằng chứng của một công dân tốt... Tự do của chúng ta không nghĩa lý gì nếu chúng ta lây truyền virus cho bạn bè, người thân, láng giềng hoặc ông bà của mình. Tự do là phải có trách nhiệm.”

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh

Pháp đang phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức để đảm bảo Thế vận hội Paris 2024 sắp tới không có mối đe dọa từ các bệnh do muỗi truyền, trong bối cảnh muỗi vằn mang virus làm lây lan các bệnh truyền nhiễm đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn ở châu Âu.

Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh
Return to top