Dịch COVID-19 trì hoãn quá trình ký kết hoàn thành thỏa thuận RCEP
TTH - Nhiều khả năng Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ khó có thể hoàn thành ký kết vào cuối năm nay như kế hoạch, do các nước tham gia đang tập trung toàn bộ nỗ lực bảo vệ chuỗi cung ứng trước những bất lợi của thương mại tự do gây nên bởi đại dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 trì hoãn quá trình ký kết hoàn thành thỏa thuận RCEP. Ảnh minh họa: VOV
Công ty kinh doanh và dịch vụ tài chính Mỹ Moody cho biết, vào tháng 5, đại dịch COVID-19 sẽ đẩy nhanh việc chuyển đổi chuỗi cung ứng từ quy mô quốc tế sang quy mô khu vực, thậm chí là nội địa. Cuộc khủng hoảng sức khỏe đã phơi bày những lỗ hổng trong công tác quản lý chuỗi cung ứng của các nước. Sự thay đổi này có thể trì hoãn thời hạn ký kết RCEP bởi nó đi ngược lại mục tiêu của thỏa thuận tự do hóa thương mại.
“Một sự chuyển hướng sang chuỗi cung ứng với quy mô khu vực hơn đã và đang xảy ra trong lĩnh vực ôtô và điện tử, thậm chí điều này cũng xuất hiện ở các lĩnh vực sản xuất hàng hóa quan trọng khác như dược phẩm, thực phẩm. Nhật Bản và Ấn Độ gần đây đã công bố kế hoạch hoạt động theo hướng này”, Moody giải thích.
Theo kết luận của Moody, RCEP đặt mục tiêu tạo ra khối thương mại tự do lớn nhất thế giới, nhưng cú sốc gây nên bởi đại dịch sẽ nảy sinh rất nhiều khó khăn cho tiến trình hoàn thiện thỏa thuận vào năm 2020 này.
Thêm vào đó, sự vắng mặt của Ấn Độ trong một số cuộc đàm phán trước đây cho thấy có thể thỏa thuận thương mại này vẫn chưa đi đến hồi kết. Cụ thể, vào năm 2019, Ấn Độ tuyên bố bởi một số bất đồng sẽ không tham gia ký kết hiệp định RCEP. Không có Ấn Độ, kết luận về RCEP đang ở trong tay 15 nước thành viên còn lại, bao gồm 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Được biết, 15 quốc gia chiếm khoảng 29% nền kinh tế thế giới, giảm từ mức 32% khi Ấn Độ vẫn là một phần của thỏa thuận thương mại.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ Business Mirror)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn