Dịch cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh diễn biến phức tạp
TTH.VN - Theo đó, 5 tỉnh, thành phố tái phát dịch cúm gia cầm gồm: Điện Biên, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang và Tây Ninh.
Dịch cúm gia cầm đã bắt đầu quay trở lại tại một số địa phương, với số gia cầm mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy hơn 14.000 con. Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều nay (5/3) tại Hà Nội.
![]() |
Cán bộ Thú y tiêm vacxin cho đàn gà phòng chống dịch cúm gia cầm (Ảnh minh họa) |
Theo đó, 5 tỉnh, thành phố tái phát dịch cúm gia cầm gồm: Điện Biên, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang và Tây Ninh. Hiện nay, các địa phương đã và đang triển khai khoanh vùng dập dịch như: tiêm phòng đàn gia cầm và tổ chức tiêu độc khử trùng môi trường.
Tuy nhiên nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát trên diện rộng rất cao do thời tiết biến đổi làm giảm sức đề kháng đàn gia cầm, việc tái đàn chăn nuôi sau Tết gia tăng, đặc biệt là ở các địa bàn có ổ dịch cũ.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết: "Đối với dịch cúm gia cầm, thời gian tới dịch tái phát cao ở những vùng có ổ dịch cũ. Lo ngại hiện nay là virút vẫn còn lưu hành trên đàn gia cầm, thủy cầm. Chúng tôi đã cập nhật thêm các thông tin về chủng virút để thông báo cho các địa phương chủ động sử dụng vacxin hiệu quả và triển khai biện pháp dập dịch ngăn chặn virút lây lan".
Về dịch lợn tai xanh, mặc dù dịch chỉ xuất hiện tại 3 tỉnh, thành phố gồm Quảng Nam, Long An và Quảng Trị, nhưng nguy cơ bùng phát dịch rất lớn. Theo Cục thú y, ước tính số lợn chết và tiêu hủy do mắc dịch lợn tai xanh là gần 2.000 con. Đến nay, khoảng 250.000 liều vacxin tai xanh đã được cấp cho các địa phương tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch.
Khó khăn nhất hiện nay trong công tác phòng chống dịch là người dân và chính quyền cơ sở một số địa phương không báo cáo dịch kịp thời, hoạt động giết mổ và di chuyển của người dân trong dịp Tết đã làm dịch lây lan trên diện rộng.
Theo VOV online
- Đa dạng các khóa dạy bơi cho trẻ em (20/05)
- Dịch vụ bảo hiểm tại nhà - xu hướng mới từ Prudential (20/05)
- “Cầu nối” phát huy giá trị tinh hoa ẩm thực Huế (18/05)
- Người mang họ Hồ lên vùng núi A Lưới hơn nửa thế kỷ trước - kỳ 2: Những năm tháng hào hùng, gian khổ (17/05)
- Tiết kiệm tiền lẻ, chia sẻ khó khăn (17/05)
- Câu chuyện lãi hay lỗ trong bảo hiểm nhân thọ (16/05)
- Người mang họ Hồ lên vùng núi A Lưới hơn nửa thế kỷ trước - Kỳ 1: Đem tiếng nói Bác Hồ đến với đồng bào (16/05)
- Ngày mùa ở biên giới (16/05)
-
Đa dạng các khóa dạy bơi cho trẻ em
- “Cầu nối” phát huy giá trị tinh hoa ẩm thực Huế
- Người mang họ Hồ lên vùng núi A Lưới hơn nửa thế kỷ trước - Kỳ 1: Đem tiếng nói Bác Hồ đến với đồng bào
- Trào lưu “10 năm trước” gây bão mạng xã hội
- Biến tấu với vườn treo
- Xu hướng “decor” phòng tắm hậu COVID-19
- Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt hại lâu dài
- Chuyện cây sen “ngự”
- Luyện trí nhớ cho mọi lứa tuổi
- Cánh diều giữa ngọ
-
Người mang họ Hồ lên vùng núi A Lưới hơn nửa thế kỷ trước - Kỳ 1: Đem tiếng nói Bác Hồ đến với đồng bào
- Góp yêu thương giúp người yếu thế
- Người mang họ Hồ lên vùng núi A Lưới hơn nửa thế kỷ trước - kỳ 2: Những năm tháng hào hùng, gian khổ
- Biến tấu với vườn treo
- Trào lưu “10 năm trước” gây bão mạng xã hội
- Ngày mùa ở biên giới
- Câu chuyện lãi hay lỗ trong bảo hiểm nhân thọ
- Khu vườn xanh tươi
- Cảnh giác trước chiêu trò kích động “biểu tình ảo”
- Nếp chay, nếp người