ClockThứ Bảy, 27/08/2022 06:45

Đích đến đẹp tươi rồi sẽ tới…

TTH - Tuần lễ Festival Huế 2022 vừa rồi, tôi sắp xếp thời gian để đưa mấy “gã” thanh niên choai choai là con, cháu trong nhà về thăm Làng cổ Phước Tích. Phải đi xa xa thế cho nó lạ chứ quanh quẩn hoài trong phạm vi thành phố nó cũng “nhàm”. Với lại, đưa chúng đi cho chúng biết Thừa Thiên Huế quê mình cũng có một ngôi làng di sản đẹp như tranh và tàng chứa rất nhiều trầm tích văn hóa…

Mơ nằm nghe mưa trong căn nhà cổLễ hội “Hương xưa làng cổ” năm 2022 thu hút du khách

Du khách nghe thuyết minh về khu di sản Kinh thành Huế

Từ lúc hẹn lịch, cho đến lúc lên xe và suốt hành trình từ Huế ra Phước Tích, thỉnh thoảng tôi tỉ tê để chúng ít ra cũng có chút khái niệm về ngôi làng di sản đẹp nổi tiếng bên dòng Ô Lâu, mong gây cho chúng sự tò mò, háo hức về điểm mà chúng sắp được tham quan. Và rồi, đây Phước Tích. Sau khi dẫn chúng một vòng với Hương xưa làng cổ để tạo sự hứng khởi cho chúng với không khí rộn ràng lễ hội, tôi dẫn chúng thăm nơi trưng bày sản phẩm và trình diễn làm gốm ở lò gốm trung tâm; chỉ cho chúng xem cái lò gốm với công nghệ truyền thống được tái hiện; dẫn chúng đi loanh quanh theo những con đường làng được lát gạch đẹp đẽ với đôi hàng chè tàu được cắt tỉa gọn gàng, dễ thương ở đôi bên và chỉ cho chúng xem những ngôi nhà cổ có tuổi đời trăm năm… Khá nhọc, nhưng thấy mấy “gã” cứ lơ lơ láo láo không chút hào hứng. Mãi đến khi vào thăm miếu cây thị, thấy cây thị cổ thụ có tuổi 600 năm cao to vạm vỡ, thấy ngôi miếu cổ kính với kiến trúc hơi khác lạ so với những ngôi miếu mà chúng thường thấy, mấy “gã” mới có chút gì đó sinh động lộ ra trên nét mặt… Trên đường về, tôi ướm hỏi cảm tưởng. Tay nào cũng buông thõng một câu rất… nản: “Có chi mô…”. Ý chúng bảo là Phước Tích chẳng có gì đáng xem đối với chúng cả. Vậy là xem như chuyến đi “lỗ vốn”, tôi đã thất bại thảm hại dưới tay mấy đứa cháu.

Buồn, tất nhiên. Nhưng chỉ một thoáng thôi. Bởi rất dễ hiểu, cái cổ kính, trầm mặc thường khó tạo sự phấn khích cho lớp trẻ. Nhưng sơ giao thì tàm tạm vậy đã. Sau này mình sẽ… giáo dục thêm. Hoặc biết đâu một ngày đẹp trời nào đó, chúng bất chợt gặp, bất chợt đọc, rồi hiểu thêm về Phước Tích. Và chắc hẳn lần tái ngộ sau này của chúng với Phước Tích sẽ thú vị hơn rất nhiều. “Vô tri bất mộ” (không hiểu, không biết thì không thấy thích, không thấy yêu quý), người xưa đã rút ra cái kết luận luôn luôn là chân lý ấy rồi.

Hiển Lâm Các đẹp lung linh trong Đêm Hoàng cung

Ngay như Huế mà cũng đã không ít lần nhận được những “nhận xét”, những “đánh giá” đại loại: Đến Huế chẳng có gì, tới lui cũng chỉ có di sản và di sản (?!!) Và cũng không hiểu sao cái nhận xét ấy cũng đã được không ít người đồng tình, đồng cảm. Quả là rất bạc bẽo! Nên nhớ, những di sản của Huế đều là những di sản mang tầm nhân loại cả đấy. Nhiều nơi trên thế giới, chỉ cần có 1 di sản được UNESCO công nhận là đã điểm tựa đáng giá cho du lịch, văn hóa và nhiều ngành kinh tế khác phát triển. Còn ở Huế, không chỉ 1 mà ít nhất - đến thời điểm hiện tại - đã có đến 5 di sản được UNESCO công nhận. Những di sản đó là một trụ cột chính yếu, vững chắc làm nên bản sắc và tạo nền tảng cho Huế phát triển. Vậy nên, quả đúng là bạc bẽo nếu bảo “Huế chẳng có gì, tới lui cũng chỉ có di sản…”.

Song, nghĩ đi rồi cũng phải nghĩ lại về câu nói trên. Tại sao người ta đề cập đến 2 chữ di sản có vẻ nhẹ hều như thế? Không gì khác mà hẳn là vì người ta mới chạm vào di sản ở cái vỏ ngôn ngữ, cái hình tướng của những gì là rêu phong, xưa cũ… Thế thôi, chứ chưa thực sự hiểu những ý nghĩa, những giá trị tàng chứa trong đó. Điều ấy, với người ngoài đã là đáng tiếc, với con dân xứ Huế lại càng đáng tiếc hơn. Bởi ngay chính người Huế mà không biết quý di sản của quê hương thì người khác không việc gì “buộc” phải quý cả. Tựu chung, tất cả chỉ vì “không hiểu” mà ra cả.

Thế nên, mới đây, thông tin làm tôi thấy hết sức phấn khích, hết sức mừng vui ấy là việc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế đã cùng nhau ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về giáo dục di sản văn hóa, nghệ thuật trong các trường học trên địa bàn. Chương trình có mục đích giáo dục kiến thức, tăng cường sự hiểu biết và khơi dậy tình yêu của cộng đồng đối với di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Sẽ tiếp tục có những việc làm cụ thể để triển khai sau ký kết. Nhưng quan trọng là những bước khởi động đã bắt đầu, và đích đến tươi đẹp chắc chắn rồi sẽ tới…

Bài, ảnh: HIỀN AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

Ngày 21/4, tại tổ dân phố 4, Khối Dân vận phường Phường Đúc (TP. Huế) tổ chức khánh thành “Điểm xanh văn hóa”, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”
Return to top