Thế giới

Điểm lại những thông tin trước thềm khai mạc Thế vận hội Tokyo

ClockThứ Sáu, 23/07/2021 15:39
TTH.VN - Hôm này, 23/7/2021, lễ khai mạc Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ diễn ra vào lúc 20h theo giờ địa phương tại Sân vận động Quốc gia mới của Nhật Bản ở Shinjuku, thủ đô Tokyo.

WHO: Nếu may mắn, chúng ta có thể kiểm soát được đại dịch vào năm 2022Nhật Bản có khả năng mở rộng các biện pháp ngăn chặn đại dịchChuyên gia y tế cảnh báo về mối đe dọa COVID-19 ở Olympic TokyoNhật Bản nỗ lực để tổ chức thế vận hội, các nước khác chống dịch trong cùng tâm thếNhật Bản phải đảm bảo 4 tiêu chí để tổ chức Thế vận hội Tokyo

Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ khai mạc vào tối nay (23/7/2021). Ảnh minh họa: AP/VTV.vn

Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khiến thế vận hội không thể cho phép các cổ động viên tham gia, lễ khai mạc sẽ được tổ chức với rất ít người tham gia.

Chỉ còn vài giờ trước khi sự kiện thể thao đặc biệt này được tổ chức, sau đây là những thông tin tổng hợp về Thế vận hội Tokyo năm nay.

Quy định cho những ai nhập cảnh vào Nhật Bản để tham gia Thế vận hội

Tất cả khoảng hơn 15.000 vận động viên dự kiến sẽ thi đấu trong các cuộc tranh tài sẽ đều phải hoàn thành 2 lần xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành đi Nhật Bản. Ngoài ra, họ cũng phải trải qua công tác xét nghiệm hằng ngày sau khi đến.

Để thuận tiện hơn cho công tác tập luyện trước giờ thi, các vận động viên sẽ được miễn tự cách ly 14 ngày sau khi đáp máy bay đến Nhật Bản. Đây là một đặc quyền so với những cá nhân khác sau khi đến nước này.

Sau khi hạ cánh, các vận động viên sẽ được yêu cầu nộp danh sách lịch trình toàn bộ các hoạt động hằng ngày của mình, bao gồm kế hoạch hằng ngày, các điểm đến trong kế hoạch và họ sẽ đến các điểm bằng cách nào.

Thêm vào đó, vận động viên tham gia kỳ Thế vận hội năm nay đều sẽ được yêu cầu sinh hoạt và lưu trú tại Làng Olympic trong vòng 5 ngày trước khi thi đấu và 2 ngày sau khi hoàn thành phần thi.

Các vận động viên sẽ không được phép sử dụng phương tiện giao thông công cộng trừ khi nơi tổ chức sự kiện ở quá xa. Song họ sẽ được dùng bữa ngay tại các nhà hàng trong khu vực đang ở thông qua các dịch vụ giao đồ ăn đến tận phòng, hoặc sử dụng dịch vụ ăn uống ngay tại điểm thi.

Tính đến ngày 22/7, đã có 87 vận động viên và nhân viên tham gia Thế vận hội Tokyo năm nay có kế quả dương tính với COVID-19. Hàng chục vận động viên từ các đoàn khác nhau đã buộc phải cách ly sau khi đồng đội, huấn luyện viên và nhân viên đoàn nhiễm virus.

Đối với những cá nhân vi phạm quy định

Ban tổ chức thông tin, đối với việc không tuân thủ quy định, bất kể là vận động viên hay các cá nhân tham gia Thế vận hội đều sẽ chịu các hình phạt như cảnh cáo kỷ luật; trục xuất tạm thời hoặc vĩnh viễn; nộp tiền phạt; hoặc rút giấy công nhận công tác truyền thông đối với các nhân viên báo chí.

Được biết vào ngày 15/6, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Ban tổ chức Olympic Tokyo đã phát hành bản thảo thứ 3 của cuốn sách hướng dẫn về những hạn chế và các biện pháp chống dịch COVID-19 mà những người tham gia Thế vận hội sẽ phải tuân thủ chấp hành trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản.

Liệu các vận động viên có bắt buộc phải tiêm phòng?

Đây là yêu cầu không bắt buộc, song vẫn có vaccine có sẵn để tiêm cho những vận động viên có mong muốn.

Vào đầu tháng 5 vừa qua, Thomas Bach, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) thông báo rằng, ủy ban đã ký một thỏa thuận không ràng buộc đối với hãng dược phẩm Pfizer Inc. để cung cấp vaccine cho tất cả các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Tokyo 2020.

Tình nguyện viên và những mối quan tâm khác

Đối với các tình nguyện viên, khoảng 80.000 tình nguyện viên đã đăng ký làm tình nguyện viên cho sự kiện thể thao này từ năm 2020. Song tùy thuộc từng nhiệm vụ và tình hình hiện tại để xác định số lượng tình nguyện viên được tham gia.

Đến nay, đã có khoảng 10.000 tình nguyện viên đã bỏ việc, nguyên nhân được cho là do lo ngại đại dịch COVID-19.

Tương tự như vận động viên và huấn luyện viên, các yêu cầu tương tự cũng được áp dụng cho nhân viên truyền thông. Cụ thể, các phóng viên tác nghiệp tại Thế vận hội sẽ phải xét nghiệm 2 lần trước khi lên máy bay, cũng như xét nghiệm hằng ngày trong 3 ngày đầu tiên sau khi đến nơi.

Vào ngày 8/6, Trưởng ban tổ chức Okympic Tokyo Seiko Hashimoto co biết, các phóng viên nước ngoài sẽ được giám sát bằng hệ thống định vị GPS để đảm bảo họ không đến các địa điểm mà chưa được đăng ký trước.

Tính đến 15h11p ngày 23/7, Nhật Bản có tổng cộng 852.517 ca nhiễm COVID-19, số ca tử vong là 15.097 trường hợp.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times, Wall Street Journal & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Ngày 12/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết đang phối hợp theo dõi một ca bệnh sốt rét ngoại lai tại Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Các y bác sĩ tiếp tục điều trị do bệnh nhân đang mang thai 19 tuần tuổi.

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

Ngày 23/2, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024 và thúc đẩy loại trừ sốt rét ở Việt Nam”. Đầu cầu Thừa Thiên Huế có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT Phong Điền, Nam Đông, A Lưới.

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030
Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Hoàng mai Huế"

Sáng 2/2, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Hội Hoàng mai Huế, Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển thương hiệu AMC Việt Nam tổ chức công bố ghi nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế và tập huấn về các quy định quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế.

Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế
Return to top