ClockThứ Sáu, 11/04/2014 05:56

Điểm sáng và điểm nghẽn

TTH - Nhìn vào bức tranh kinh tế của tỉnh qua lăng kính tài chính tín dụng 3 tháng đầu năm 2014, chúng ta thấy có nhiều điểm “sáng” nhưng cũng còn nhiều điểm “nghẽn” cần được khai thông.

Đầu tiên là nền kinh tế của tỉnh vẫn chuyển dịch theo đúng cơ cấu đã xác định, ưu tiên phát triển dịch vụ. Năm 2013, tuy tình hình kinh tế chung của cả nước có nhiều khó khăn, song khu vực dịch vụ của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tăng trưởng 9,57%, đóng góp 5,19% vào tăng trưởng chung của tỉnh (năm 2013, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt gần 8% - nguồn Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Thừa Thiên Huế). Năm 2014, tỉnh phấn đấu khu vực dịch vụ tăng cao hơn, 10,7%, chiếm 54% tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Dòng tiền tín dụng có những tín hiệu khả quan khi bắt đầu chảy vào khu vực sản suất kinh doanh với mức tăng cao hơn. Tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh TCTD trên địa bàn tăng 2,4% so với đầu năm. Mức tăng trưởng này được đánh giá là khá trong bối cảnh cả nước tăng trưởng tín dụng âm đến 1,17%. Có mấy điểm đáng chú ý trong dư nợ tín dụng. Đó là dư nợ trung, dài hạn tăng 6,58% so với đầu năm. chiếm 55,8% tổng dư nợ; Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng hứng được một dòng tín dụng khá, tăng 3,01% so với đầu năm và chiếm 31,4% tổng dư nợ tín dụng. Tín hiệu lạc quan là vậy nhưng không phải bao hàm sự tích cực tất cả, vẫn còn những rủi ro của tín dụng và xét ở khía cạnh nào đó, thì kinh tế vẫn phát triển chưa bền vững. Nợ xấu chỉ tính riêng trong tháng 2/2014 là 112 tỷ. Cả 2 khối ngân hàng Thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có nợ xấu tăng tương ứng là 27,9% và 18,16% so với đầu năm.

Nhìn dưới góc độ các kênh đầu tư, người có tiền nhàn rỗi phần lớn chọn kênh đầu tư gửi tiết kiệm. Nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm 76,13% tổng nguồn vốn huy động tại địa bàn, so với đầu năm tăng 1.034 tỷ đồng, tương ứng tăng 6,77%. Nghĩa là người có tiền vẫn chọn một kênh đầu tư truyền thống, an toàn.

Nguồn tiền gửi tiết kiệm đã cao như vậy nhưng xem ra một lượng tiền tích trữ trong dân còn khá dồi dào, chưa chảy vào nền kinh tế. Ví dụ như doanh số chi trả kiều hối ước đạt 35 triệu USD, tăng 11,81% so với cùng kỳ năm 2013. Dòng tiền này cũng có thể một phần chảy vào nền kinh tế nhưng một phần còn “cất giữ” trong dân theo kiểu “bỏ ống”. Nhưng điều này là người dân “bỏ ống” chắc chắn. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Thừa Thiên Huế, đến cuối tháng 2/2014 doanh số lũy kế vàng miếng mua vào đạt 8.310 lượng (tương đương với 293 tỷ đồng) và doanh số lũy kế vàng miếng bán ra đạt 9.250 lượng (tương đương với 334 tỷ đồng). Nghĩa là gần 950 lượng vàng người dân đã mua vào để cất giữ.

Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quẩn quanh chuyện ăn

Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      

Quẩn quanh chuyện ăn
Return to top