ClockThứ Ba, 08/04/2014 13:33

Diễn biến thời tiết còn phức tạp

TTH - Diễn biến thời tiết phức tạp khiến lúa vụ đông xuân và một số cây trồng trên địa bàn tỉnh xuất hiện các loại sâu bệnh gây hại. Việc đối phó đang được Chi cục Bảo vệ thực vật, các địa phương khẩn trương triển khai.

Nông dân gặp khó

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra sâu bệnh

 

Vụ đông xuân 2013-2014, toàn tỉnh gieo cấy trên 27 ngàn ha lúa và trên 6.000 ha cây ăn quả, lạc, ngô. Diễn biến thời tiết phức tạp làm trên 4.000 ha lúa và gần 1.500 ha lạc, ngô, cây ăn quả bị sâu bệnh gây hại... Đối với cây lúa, chủ yếu là bệnh đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá, sâu keo, rầy các loại... ; cây ăn quả xuất hiện bệnh chảy gôm, muội đen, sâu vẽ bùa, đục thân, đục cành, rệp sáp... Chi cục Bảo vệ thực vật, phối hợp với các địa phương tiếp tục kiểm tra, thống kê cụ thể số diện tích lúa, các loại cây trồng bị sâu bệnh để có biện pháp xử lý.

Ông Phạm Văn Hòa, nông dân ở xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang) cho biết, tình hình sâu bệnh xuất hiện trên cây lúa vụ đông xuân ở địa phương diễn ra từ nhiều ngày nay, mặc dù đã triển khai phun thuốc phòng trừ nhưng sâu bệnh vẫn không giảm. Gia đình ông Hòa trồng mười sào lúa, trong đó có khoảng 50% diện tích bị sâu rầy gây hại cục bộ. Theo kinh nghiệm, ông Hòa sử dụng một số loại thuốc phun trừ, song sâu bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Diễn biến thời tiết phức tạp như hiện nay, tình hình sâu bệnh sẽ tiếp tục sinh trưởng và lây lan diện rộng nếu không có biện pháp phòng trừ một cách hiệu quả.
Cạnh đám ruộng của ông Hòa là hơn mười sào lúa của ông Phạm Văn Hóa cũng bị sâu bệnh gây hại khá nặng. Ông Hóa cho biết, số diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh cục bộ khoảng bốn sào, trong đó có hai sào bị nặng. Gia đình ông tăng cường chăm sóc và phun thuốc phòng trừ vào buổi sáng hằng ngày, nhưng tình hình sâu bệnh vẫn đang có chiều hướng ngày càng lây lan. Hợp tác xã Phú Mỹ cũng đã cử cán bộ về tận đồng ruộng để hướng dẫn gia đình ông Hóa và bà con chăm sóc. Theo Hợp tác xã Phú Mỹ, đến nay diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh trên địa bàn hợp tác xã có khoảng 150 ha/450 ha, trong đó có khoảng 50 ha bị khá nặng với tỷ lệ trung bình 10-20%.
Ông Đoàn Thao, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Vang cho biết, đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 1.000 ha lúa bị sâu rầy gây hại khá nặng, chưa tính nhiều diện tích bị cục bộ. Khoảng hơn mười ngày nay, nhiều loại sâu bệnh xuất hiện cục bộ trên nhiều diện tích lúa ở một số địa phương, đặc biệt các xã: Phú Mỹ, Phú Thanh, Vinh Xuân. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cử cán bộ bảo vệ thực vật, phối hợp với các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, chủ yếu là đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá, sâu keo, rầy các loại... Do diễn biến thời tiết phức tạp nên việc xử lý sâu bệnh vẫn gặp nhiều khó khăn. Một số hộ còn tỏ ra chủ quan, thiếu tích cực trong công tác phòng trừ, khiến sâu bệnh có nguy cơ lây lan diện rộng.
Người dân còn thiếu tích cực
Ông Cái Văn Thám, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, ở một số địa phương, nông dân tuân thủ đúng các quy trình xử lý, sử dụng đúng các loại thuốc phun trừ theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, chính quyền địa phương nên sâu bệnh đang có chiều hướng giảm. Nhưng một bộ phận nông dân còn thiếu tích cực trong công tác phòng trừ khiến một số loại sâu bệnh khác xuất hiện gây hại. Nhiều nơi, bệnh khô vằn phát sinh khá nhanh, tỷ lệ từ 10-20%, nơi cao 40-50%; chủ yếu tập trung ở các xã: Thủy Thanh, Thủy Tân, Thủy Phù, Thủy Vân (thị xã Hương Thủy) và nhiều nơi ở TP Huế, huyện Phong Điền. Bệnh đạo ôn gây hại với tỷ lệ 3-5%, nơi cao 10-20%, tập trung ở các xã: Hương Vinh, Hương Phong, Tứ Hạ (thị xã Hương Trà); Phú Mỹ, Phú Thanh, Vinh Xuân (huyện Phú Vang); Vinh Giang, Lộc Bổn (huyện Phú Lộc); Phong Chương và các xã Ngũ Điền (huyện Phong Điền). Các loại sâu bệnh, như đốm nâu, rầy gây hại nhiều diện tích trên địa bàn tỉnh với tỷ lệ từ 10-20%, cục bộ 60-80%...
Diễn biến thời tiết phức tạp cũng khiến một số diện tích cây ăn quả, cây ngắn ngày vụ đông xuân bị nhiễm sâu bệnh. Trên cây lạc xuất hiện bệnh héo rũ, tuy chưa nhiều, tỷ lệ phổ biến khoảng 1-5% nhưng đang ngày càng có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Cây ngô xuất hiện rầy lưng trắng, bệnh đốm lá với mật độ và tỷ lệ thấp. Đối với cây ăn quả, xuất hiện bệnh chảy gôm, muội đen, sâu vẽ bùa, đục thân, đục cành, rệp sáp... Một số diện tích cao su, cây lâm nghiệp cũng xảy ra bệnh muội đen, sâu ăn lá, bệnh héo đầu, xì mủ... Theo ông Cái Văn Thám, ngoài thời tiết diễn biến phức tạp, tình trạng xảy ra sâu bệnh gây hại trên cây trồng, một phần là do người dân thiếu quan tâm chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.
Dự báo thời gian tới, tình hình sâu bệnh trên cây lúa và một số loại cây trồng khác tiếp tục phức tạp. Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương, nông dân tăng cường theo dõi tình hình sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Chi cục khuyến cáo bà con nông dân thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đúng liều lượng; sớm phát hiện những cây lúa bị bệnh lùn cây, lá xoắn có màu xanh đậm, rách mép lá... cần nhổ ngay và chôn huỷ sâu trong đất. Đối với các chân ruộng bị bệnh sinh lý nghẹt rễ, tháo cạn nước và bón thêm vôi bột từ 15-20kg/sào nhằm thau chua, rửa phèn, sau đó đưa nước vào đồng ruộng. Bà con khẩn trương phun thuốc phòng trừ khi bệnh khô vằn vừa xuất hiện nhằm hạn chế lây lan diện rộng; quan tâm triển khai diệt chuột gây hại lúa, tránh ảnh hưởng đến năng suất. Cùng với cây lúa, bà con cần tăng cường chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cây lạc và một số loại cây khác, như cao su, cà phê, cây ăn quả, bằng các loại thuốc Vimonyl 72 BTN, Ridomil Gold 68 WP, Agri-phos 400…
Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

TIN MỚI

Return to top