Diện tích trồng thuốc phiện tiếp tục tăng ở khu Tam giác vàng
TTH.VN - Ngày 8/12, Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) công bố báo cáo mới nhất cho thấy diện tích trồng cây thuốc phiện ở Myanmar và Lào đã tăng năm thứ tám liên tiếp, theo đó sản lượng thuốc phiện năm nay đã tăng gấp 3 lần so với năm 2006.
Cây thuốc phiện được trồng trên một ngọn đồi ở bang East Shan của Myanmar. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn báo cáo nhan đề "Khảo sát về cây thuốc phiện ở Đông Nam Á 2014" cho thấy diện tích trồng cây thuốc phiện tại Lào và Myanmar đã tăng từ 61.200ha năm 2013 lên 63.800ha năm 2014.
Lượng thuốc phiện được sản xuất ở 2 quốc gia này ước đạt hơn 760 tấn. Lượng thuốc phiện này được điều chế tại chỗ thành khoảng 76 tấn heroin thông qua việc nhập lậu hóa chất và sau đó được vận chuyển trái phép sang các thị trường trong và ngoài khu vực để tiêu thụ.
Báo cáo cũng cho thấy các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang thu nguồn lợi khổng lồ từ nhu cầu heroin ở châu Á. Lực lượng này bảo kê cho việc nhập lậu các loại hóa chất để điều chế thuốc phiện và vận chuyển trái phép heroin ra khỏi khu vực Tam giác vàng, khu vực biên giới giữa Myanmar, Lào và Thái Lan.
Trước thực trạng trên, Giám đốc điều hành UNODC Yury Fedotov kêu gọi cần một giải pháp toàn diện để giải quyết thách thức này, trong đó có các khía cạnh liên quan như sự phụ thuộc của người dân vào cây thuốc phiện ở một số khu vực, sự gia tăng lượng tiêu thụ heroin và tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, xu hướng lợi dụng kết nối khu vực để vận chuyển trái phép chất ma túy.
Báo cáo đưa ra cảnh báo rằng việc buôn bán, vận chuyển ma túy trái phép có thể đe dọa tới sự hội nhập của khu vực.
Các kế hoạch phát triển đang tiến hành sẽ góp phần mở rộng kết nối giao thông, giảm rào cản thương mại và kiểm soát biên giới, trong đó bao gồm cả khu vực sản xuất thuốc phiện xung quanh. Điều này cũng mang tới rủi ro, tạo điều kiện cho các mạng lưới tội phạm xuyên biên giới lợi dụng để buôn bán ma túy dễ dàng hơn.
Theo Vietnam+
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh (21/05)
- Thế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ (21/05)
- ĐH Venezuela lập khoa “Đất nước-Văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" (20/05)
- Thượng Hải ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới sau 5 ngày bình yên (20/05)
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ (20/05)
- APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững (20/05)
- Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu (20/05)
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (20/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc